8. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp
trường Cao đẳng dạy nghề
Là nội dung cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp, đúng hướng. Từ những cơ sở lý luận trên ta có thể khái quát: Quản lý công tác bồi dưỡng GV là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý (tập thể GV, cá nhân GV) tạo cơ hội cho GV tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Bồi dưỡng được thực hiện bởi hoạt động đặc trưng là dạy học. Do vậy, quản lý bồi dưỡng có bản chất là quản lý quá trình dạy học diễn ra trong chu trình, khoá bồi dưỡng cụ thể. Những nội dung cơ bản của quản lý bồi dưỡng là:
* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng: Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.
* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung bồi dưỡng: Nội dung bồi dưỡng chính là hệ thống các kiến thức về chính trị xã hội, về khoa học kĩ thuật, về tay nghề (kĩ năng, kĩ xảo), mà người học cần phải được lĩnh hội để đạt được mục tiêu bồi dưỡng. Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện việc thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng được tiến hành trong suốt quá trình, thông qua việc quản lý hoạt động dạy và hoạt động học sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng được triển khai một cách đầy đủ, đúng về nội dung và tiến độ thời gian nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu bồi dưỡng.
* Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy trong quá trình bồi dưỡng quản lý hoạt động dạy của GV thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV và của từng GV.
+ Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động của GV:
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.
- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ GV và của từng GV.
- Nắm được các ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng GV.
+ Các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động dạy của GV:
- Có kế hoạch và bằng văn bản cụ thể phân công, giao nhiệm vụ giảng dạy. - Giáo dục ngay từ đầu năm học, dùng biện pháp hành chính.
- Tổ chức để quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. - Kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính.
- Tổ chức với việc đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, hướng dẫn các GV lập kế hoạch thi đua phấn đấu trở thành GV cốt cán, dạy giỏi và cuối học kỳ, năm học có đánh giá bình bầu thi đua.
- Tổ chức và hướng dẫn HSSV, đóng góp ý kiến, nhận xét về tình hình giảng dạy giáo dục của GV bằng hình thức bỏ phiếu thăm dò.
- Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của GV trong đổi mới phương pháp giáo dục và nghiên cứu khoa học.
* Kiểm tra, đánh giá hoạt động học của GV tham gia bồi dưỡng quản lý hoạt động học của GV là quản lý việc tổ chức các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của họ trong quá trình bồi dưỡng.
+ Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động học của GV.
- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.
- Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích HV phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập rèn luyện ngày càng cao.
- Tổ chức điều tra cơ bản GV khi mới vào khoá bồi dưỡng để nắm được trình độ, năng lực và các đặc điểm tâm lí cá nhân của từng GV, trên cơ sở đó phân loại GV và có các quyết định quản lý phù hợp.
- Hướng dẫn và tổ chức cho GV xây dựng kế hoạch phấn đấu theo tiêu chuẩn "học tốt, rèn tốt".
* Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các điều kiện phục vụ bồi dưỡng
Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng là khai thác, sử dụng tốt điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Đây là nội dung đảm bảo điều kiện cho công tác bồi dưỡng GV có thể được thực hiện và thực hiện một cách có kết quả.
* Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng dựa trên yêu cầu về đánh giá kết quả bồi dưỡng (theo thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH)