Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 109 - 118)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Tính cần thiết của biện pháp đề xuất

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất theo ý kiến đánh giá của CBQL và GV trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam được thể hiện qua bảng và biểu đồ 3.1:

Bảng 3.1. Đánh giá của khách thề về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất TT Biện pháp Ý kiến đánh giá (n = 180) Xếp hạng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Chỉ đạo khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực của đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

94 86 0 2,52 5

2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp với tình hình thực tiễn.

111 69 2,62 4

3

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

79 101 2,44 6

4

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

159 21 2.88 2

5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi

dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. 126 54 0 2,70 3

6

Hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam

180 0 0 3,00 1

Trung bình chung 2,19

Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính cần thiết ở mức cao với điểm trung bình từ 2,44 đến 3,0.

Trong đó, biện pháp “hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai nguồn lực hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam” được đánh giá rất cần thiết ở mức tuyệt đối 3,00. Qua trao đổi, CBQL và GV Trung tâm cho biết: Theo họ đây là biện pháp quan trọng hàng đầu cần phải thực hiện nếu muốn nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam. Bởi thực tế tại nhà trường số lượng GV luân chuyển công việc nhiều trong năm, bên cạnh đó yêu cầu doanh nghiệp ngày càng cao, số lượng GV mới tuyển và nghỉ chế độ nhiều, mộ số tổ môn đã thay đổi về số lượng cũng như chất lượng; để đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp cũng như nghề nghiệp, Nhà trường cần kiện toàn lại đội ngũ GV cốt cán, đội ngũ này là nhân tố chính trong hoạt động bồi dưỡng GV của Nhà trường. Có đội ngũ GV cốt cán góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV.

Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức độ rất cần thiết rất cao: “chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình là 2,88; “đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình là 2,70; “chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp với tình hình thực tiễn” với điểm trung bình là 2,62; “chỉ đạo khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực của đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình là 2,52.

Trong đó, chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng GV phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn là biện pháp được đánh giá ở mức rất cần thiết thấp nhất với điểm trung bình là 2,56.

3.4.4.2. Tính khả thi của biện pháp đề xuất

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam được thể hiện qua bảng và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.2. Đánh giá của khách thề về tính khả thi của các biện pháp đề xuất TT Biện pháp Ý kiến đánh giá (n = 180) Xếp hạng Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Chỉ đạo khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực của đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

126 54 0 2,70 1

2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp với tình hình thực tiễn.

68 112 2,38 3

3 Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

42 138 2,23 6

4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

86 94 2,48 2

5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi

dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. 59 121 0 2,33 4

6

Hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam

86 62 32 2.30 5

Trung bình chung 2,4

Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính khả thi ở mức khá cao để có thể triển khai áp dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản Việt Nam với điểm trung bình từ 2,23 đến 2,7. Tuy nhiên, đánh giá của CBQL và GV của Nhà trường về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất có sự khác biệt với đánh giá về tính cần thiết của chúng. Cụ thể:

Có 3 biện pháp được đánh giá là rất khả thi là: “Chỉ đạo khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực của đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình là 2,7; “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình là 2,48; “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp với tình hình thực tiễn” với điểm trung bình là 2,38.

Trong các biện pháp đề xuất, biện pháp “chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng GV phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn” vẫn được CBQL và GV Nhà trường đánh giá có tính khả thi ở mức thấp nhất với điểm trung bình là 2,23. Biện pháp: “đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.” được đánh giá tính với điểm trung bình 2,33.

Khác với đánh giá về tính cần thiết, biện pháp “hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai nguồn lực hoạt động bồi dưỡng GV

theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam” không phải là biện pháp được đánh giá ở mức khả thi cao nhất mà biện pháp này chỉ được đánh giá tính khả thi ở mức khả thi với điểm trung bình là 2,30.

Mặc dù đều được đánh giá là có tính khả thi, khả năng thực hiện trong thực tiễn ở mức cao nhưng vẫn có 3 biện pháp: “Chỉ đạo xây dựng nội dung

chương trình bồi dưỡng GV phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn”; “Hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai nguồn lực hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng

Than - Khoáng sản Việt Nam”; “Đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp” chỉ được đánh giá ở mức khả thi.

Như vậy có thể thấy, 6 biện pháp được đề xuất được đánh giá tính cần thiết cao hơn so với tính khả thi. Sở dĩ như vậy theo chúng tôi, nội dung, hình thức bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp đã được quy định sẵn cùng với cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy của Nhà trường, và phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều tới việc triển khai, thực hiện các biện pháp trên.

Mặc dù vậy có thể thấy, việc xác định hệ thống các biện pháp trên là có cơ sở khoa học và có thể triển khai áp dụng trong thực tiễn tổ chức bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản hiện nay. Nếu được triển khai thực hiện đồng bộ sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam.

Kết luận chương 3

Căn cứ kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, luận án đã xây dựng một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần bồi dưỡng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp giai đoạn hiện nay. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp như đề xuất được đánh giá mức độ cần thiết, khả thi tương đối cao. Một số biện pháp đã được triển khai vận dụng vào thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp và thu được kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Nhà trường.

Luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV theo chuẩn nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV của Nhà trường trong thời gian tới.

Biện pháp 1: Chỉ đạo khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực của đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với thực tiễn.

Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng GV phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Biện pháp 4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 6. Hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai nguồn lực hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam

Việc đề xuất các biện pháp trên sẽ trực tiếp nâng cao trình độ GV cũng như chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Và như vậy, các biện pháp này cần phải tiến hành đồng bộ và hỗ trợ nhau cả về mặt ý thức, ý tưởng, công tác tổ chức, các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và những quan điểm chỉ đạo, điều hành của Sở LĐTB&XH đến Hiệu trưởng nhà trường và sự tự thân vận động của chính mỗi GV. Mong muốn sẽ được tiếp tục phát huy trong công tác bồi dưỡng GV hàng năm tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam đạt hiệu quả. Đây chính là điều kiện, là động lực để giáo dục đào tạo nhà trường, phát triển và hội nhập.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới hiện nay. Người là công tác quản lý giáo dục cần phải đầu tư nhiều công sức, tài lực, vật lực cho việc quản lý công tác này vừa là để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ hiện tại vừa là kế sách lâu dài để phát triển chất lượng đội ngũ GV trong tương lai.

Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau:

- Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ một sô khái niệm cơ bản: Quản lý, bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng GV, chuẩn nghề nghiệp, hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng dạy nghề.

- Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá đặc điểm và chất lượng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam; Phân tích những mặt mạnh, mặt hạn chế trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp trong 3 năm gần đây; Tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức để hạn chế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV.

- Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp và quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động bồi dường GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV của Nhà trường.

Mặc dù chưa có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của

lãnh đạo, CBQL, GV trường Cao đẳng Than - Khoảng sản Việt Nam đều khẳng định: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 109 - 118)