Phương pháp bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 33 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Phương pháp bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao

đẳng dạy nghề

Phương pháp bồi dưỡng là cách thức thực hiện hoạt động dạy học trong công tác bồi dưỡng, là hệ thống tác động liên tục, có kế hoạch của người dạy nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học để họ lĩnh hội một cách vững chắc các yếu tố của nội dung bồi dưỡng được xác định căn cứ vào mục tiêu bồi dưỡng.

Về cơ bản, GV được trang bị kiến thức, kỹ năng nhất định. Do vậy, khi sử dụng phương pháp bồi dưỡng GV cần chú ý tính linh hoạt và khai thác tiềm năng, kinh nghiệm sẵn có của họ. Phương pháp bồi dưỡng GV dựa trên cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa nhận thức của người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực của người học. Một số phương pháp cần khai thác vận dụng trong quá trình bồi dưỡng GV:

- Phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm

Phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm là phương pháp giảng viên đặt câu hỏi và HV trả lời câu hỏi nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mà

người học cần nắm, hoặc tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào tạo sâu những tri thức mà HV đã học.

Vận dụng phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm trong bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp: Sử dụng phương pháp dạy học này sẽ làm tăng sự tương tác giữa giảng viên và HV thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giảng viên đặt ra. Với mỗi nội dung bồi dưỡng, HV có ưu điểm nhất định về kiến thức và trình độ; Mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng. Vì vậy sử dụng phương pháp này trong bồi dưỡng GV sẽ giúp HV trao đổi, học hỏi ưu điểm của nhau giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng kết quả bồi dưỡng. Để xây dựng được hệ thống câu hỏi nhằm phát huy năng lực HV, giảng viên phải xác định mục tiêu bài học và những năng lực mà HV có được sau quá trình học tập, bồi dưỡng. Sau đó, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để chuẩn bị những câu hỏi phù hợp với năng lực cần hình thành. Mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ của HV một cách liên tục. Hệ thống câu hỏi giúp cho giảng viên biết được năng lực của HV và chất lượng bài giảng để có kế hoạch hiệu quả và phù hợp cho những bài dạy khác, những lớp khác, những nghề khác mà nhà trường đào tạo. Giảng viên phải luôn thống kê và phân loại hệ thống câu hỏi trước và sau khi dạy để rút kinh nghiệm cho những giờ dạy sau.

Phương pháp vấn đáp, trao đổi kinh nghiệm là phương pháp quen thuộc trong hoạt động dạy học, tuy nhiên trong hoạt động bồi dưỡng GV vẫn chưa có những bước đột phá lớn, chủ yếu vẫn là những đổi mới mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún.

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp người dạy đưa ra các tình huống giả định hoặc thực tế buộc người học tìm cách giải quyết. Đứng trước một tình huống có thể có nhiều cách xử lý khác nhau, yêu cầu người học phải biết vận dụng các vấn đề lý luận để giải quyết một cách thông minh, sáng tạo nhất.

Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp: Giảng viên đặt ra những tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của HV nhằm giúp họ độc lập giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức mới và hành động mới, hình thành năng lực tư duy sáng tạo cho HV. Giảng viên thực sự là người thúc đẩy HV hoạt động tích cực tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, phải xác định rõ ràng HV là người trực tiếp tái tạo lại kiến thức chứ không phải là giảng viên dạy làm thay.

- Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp giảng viên chia người học thành các nhóm nhỏ và tổ chức lãnh đạo các nhóm thảo luận, tranh luận giải quyết các nhiệm vụ và mục tiêu học tập đề ra.

Vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp: Giảng viên chia nhỏ HV thành các nhóm nhỏ, phân chia vấn đề cần thảo luận. Giảng viên là người lãnh đạo các nhóm thảo luận và thực hiện. Khi thảo luận và thao tác xong, các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. Cuối cùng là giảng viên chốt lại vấn đề cần phải nắm được qua những phần vừa thảo luận.

- Phương pháp thuyết trình

Phương pháp thuyết trình là phương pháp trình bày một vấn đề trước nhiều người, ở đó người dạy sử dụng lời nói và hành động để trình bày những tri thức của bài giảng tới người học nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ dạy học.

Vận dụng phương pháp thuyết trình trong bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp: trình bày nội dung cần truyền đạt cho HV bằng cách nêu vấn đề theo nội dung yêu cầu, sau đó phân tích, giải thích, lấy ví dụ dẫn chứng, chứng minh những nội dung cần truyền đạt cho HV lĩnh hội. Quá trình này diễn ra theo một chiều giảng viên giảng dạy, HV nghe và ghi chép, sau đó về học bài. Trong quá trình giảng rất ít có sự phản hồi thông tin ngược chiều của HV.

Sử dụng phương pháp thuyết trình trong bồi dưỡng GV có nhiều ưu điểm: Trong một thời gian ngắn giảng viên có thể chuyển tải được khối lượng thông

tin nhiều cho HV. Nhưng nếu chỉ sử dụng một phương pháp này trong giảng bài sẽ làm cho HV trở thành đối tượng thụ động, không phát huy được tính chủ động sáng tạo, đôi khi gây ức chế về mặt tâm lý, HV cảm thấy mệt mỏi và không tập trung vào nội dung của bài giảng.

- Phương pháp cùng tham gia

Phương pháp cùng tham gia là phương pháp dạy học giảng viên tạo ra môi trường hoạt động hợp tác giữa giảng viên với người học, người học với người học dựa vào sự chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, giá trị giữa các cá nhân với nhau và sự chung sức, chung tâm trí để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ học tập đề ra trong môi trường nhóm lớp.

Vận dụng phương pháp cùng tham gia trong việc bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp: Phương pháp cùng tham gia được tạo bởi 3 nhân tố cơ bản: giảng viên, HV và môi trưởng học tập, giảng dạy. Giảng viên giao các nhiệm vụ cho nhóm HV thực hiện, từ đó HV tích cực tìm tòi tài liệu, nghiên cứu thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bên cạnh đó giảng viên luôn quan tâm định hướng hoạt động của HV để họ thực hiện đúng mục tiêu đề ra. Ở đây HV được tập được kỹ năng nghiên cứu tài liệu mới một cách khoa học, biết phân tích, thực hiện kỹ năng khác nhau trước một chủ đề nêu ra.

-Phương pháp công não

Phương pháp công não là phương pháp hoạt động bằng cách nêu ra tất cả các ý tưởng xung quanh một vấn đề, để từ đó chọn ra được những giải pháp được cho là có khả thi nhất.

Vận dụng phương pháp công não trong việc bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp: Giảng viên đặt vấn đề cho HV, HV tư duy nêu nên các ý tưởng, chương trình, hoạt động, được tổng hợp và từ đó lựa chọn một ý tưởng, chương trình, hoạt động hiệu quả nhất cho vấn đề được đặt ra.

Ngoài ra, cần kế thừa, phát triển mặt tích cực của phương pháp truyền thống, đồng thời tích hợp phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm

nâng cao ý thức tự giác, chủ động sáng tạo của HV. Vận dụng các phương pháp bồi dưỡng GV một cách tinh tế, khéo léo sẽ góp phần tạo dựng mối quan hệ tương tác hai chiều trong quá trình bồi dưỡng đồng thời giúp HV phát triển kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng ngày càng tốt hơn.

Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, giảng viên cần đặt yêu cầu cao đối với HV, tăng thời gian luyện tập, thực hành, khuyến khích tư duy phản biện, tổ chức cho HV khám phá, trải nghiệm nhiều kỹ thuật, phương pháp học tập bồi dưỡng khác nhau. Ngoài ra, chuẩn bị đầy đủ tài liệu, phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng, triển khai đánh giá, đưa thông tin phản hồi kịp thời về kết quả bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)