Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 88 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn

nghề nghiệp phù hợp với tình hình thực tiễn

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc thực hiện biện pháp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV cụ thể, rõ ràng nhằm xác định tầm nhìn, mục tiêu bồi dưỡng GV lâu dài trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp; Xác định nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng đa dạng, phong phú, thiết thực; Xác định đối tượng, lực lượng tham gia, các điều kiện nguồn lực và cách thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả. Mục tiêu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp là nhằm đưa ra những định hướng, tầm nhìn chiến lược phát triển đội ngũ GV, chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết, các phương án thực hiện, đồng thời cụ thể hóa kế hoạch của cấp trên về công tác bồi dưỡng GV phù hợp với tình hình nhà trường. Do nhu cầu và điều kiện thực tế ở các trường, địa phương có những điểm khác nhau nên việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng nghề là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng bản kế hoạch bồi dưỡng GV vừa mang tính khái quát vừa đảm bảo yếu tố chi tiết, cụ thể về công tác bồi dưỡng GV. Bởi vì kế hoạch này vừa là căn cứ pháp lý vừa là chương trình hành động phục vụ triển khai công tác bồi dưỡng GV trên thực tế.

Nội dung bản kế hoạch cần rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, thuận lợi trong triển khai thực hiện và theo dõi quá trình bồi dưỡng, có các phương án dự phòng, bổ sung, điều chỉnh kịp thời qua đó nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp.

Phổ biến nội dung bản kế hoạch đều trong toàn trường đảm bảo cho GV và các bộ phận chức năng nắm vững, thông suốt kế hoạch của nhà trường, từ đó

xây dựng kế hoạch cá nhân và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phân công Hiệu phó chuyên trách, Hiệu phó chuyên trách chỉ đạo CBQL khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ GV.

Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp, tập trung vào các mặt: số lượng, cơ cấu GV, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của GV, năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học. Tìm hiểu nhu cầu tham gia bồi dưỡng của GV và tổ môn.

Đánh giá thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, cần quan tâm các mặt: Sắp xếp bộ máy, tổ chức phân bổ nguồn lực, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chế độ động viên khuyến khích và môi trường diễn ra hoạt động bồi dưỡng GV trong và ngoài trường.

Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ GV thông qua: Nghiên cứu tình hình phát triển nhà trường (quy mô số lớp, số HSSV, số GV); Tìm hiểu sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức nhà trường, tình hình đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; Đánh giá xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp, tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ hưu, nghỉ việc và đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay; cụ thể:

Xác định tầm nhìn, mục tiêu bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp

Trên cơ sở phân tích môi trường, phân tích thực trạng chất lượng GV, cần xác định tầm nhìn, mục tiêu bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp như sau:

- Bồi dưỡng GV đạt và đáp ứng đầy đủ các chỉ số chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn nghề nghiệp GV các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm 03 tiêu chí: năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm, năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học. Đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng: Nhà giáo dạy lý thuyết, thực hành: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 42 chỉ số; Nhà giáo dạy tích hợp: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 44 chỉ số. Như vậy chuẩn nghề nghiệp GV giảng dạy tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cụ thể hóa thành 122 chỉ số. Bồi

dưỡng GV đạt và đáp ứng đầy đủ, theo hướng ngày càng tốt hơn các tiêu chuẩn nghề nghiệp là quá trình tổ chức bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi để GV chuyển biến các tiêu chuẩn do Bộ LĐTB&XH quy định về trình độ và khả năng bên trong của bản thân GV, đồng thời tạo môi trường phù hợp cho họ vận dụng phẩm chất, năng lực đó vào thực tiễn nghề nghiệp.

Xác định chương trình, nội dung bồi dưỡng phong phú, thiết thực

- Căn cứ vào yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, chương trình khung về bồi dưỡng thường xuyên GV, CBQL nhà trường tiến hành lập kế hoạch xây dựng và thiết kế chương trình bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm tình hình đội ngũ GV và điều kiện của nhà trường.

- Xác định nội dung vấn đề cần bồi dưỡng cho GV trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể của chuẩn nghề nghiệp. Những tiêu chuẩn nào GV chưa đạt, còn yếu kém cần ưu tiên bồi dưỡng trước, những nội dung còn thiếu, khiếm khuyết cần bổ sung, và tiếp tục phát triển ở mức cao hơn các nội dung đạt mức khá tốt trở lên. Các nội dung bồi dưỡng GV phải đa dạng, phong phú và bao quát đầy đủ cả ba tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp: năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm, năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

Xác định phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng đa dạng, hiệu quả

- Do nội dung bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tương đối đa dạng, phong phú, đội ngũ GV có sự khác biệt về nhu cầu, đặc điểm nhân cách nên việc xác định phương pháp bồi dưỡng GV phải dựa trên sự khác biệt này. Nếu xác định và vận dụng kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau thì hiệu quả công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp sẽ được nâng cao và ngược lại.

- Bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu chi phối bởi nhiều thành tố khác nhau. Để tránh hoặc góp phần giảm thiểu sự nhàm chán, trùng lặp trong quá trình bồi dưỡng, cần thiết phải tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng mong đợi và nhu cầu của GV.

Xác định các nguồn lực, đối tượng, lực lượng tham gia bồi dưỡng và điều kiện tiến hành bồi dưỡng

- Chuẩn bị điều kiện, nguồn lực cần thiết để khoa, tổ chuyên môn, GV triển khai xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng. Chuẩn bị các phương án, dự kiến triển khai cách thức tổ chức bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp. - Tiến hành khảo sát đánh giá, phân loại GV làm căn cứ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV phù hợp. Hướng dẫn tổ chuyên môn xem xét, rà soát tình hình đội ngũ GV, nắm rõ nhu cầu, trình độ, năng lực của GV trong tổ, từ đó xác định đối tượng tham gia bồi dưỡng chính xác và đầy đủ.

- Dự kiến, xác định các lực lượng, đoàn thể, thành phần tham gia công tác bồi dưỡng GV.

- Khuyến khích tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, hướng dẫn GV thiết kế bản kế hoạch bồi dưỡng cá nhân có hiệu quả.

- Dự kiến hoạt động tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV nhằm đưa kế hoạch trở thành hành động thực tế.

- Dự kiến theo dõi, chỉ đạo sâu sát việc thực hiện kế hoạch để đảm bảo công tác bồi dưỡng GV diễn ra đúng hướng, đúng tiến độ và các bộ phận liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau.

- Dự kiến nội dung hướng dẫn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV, qua đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời kế hoạch.

- Dự kiến cách thức thu thập thông tin phản hồi về công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp làm căn cứ cho việc sửa chữa, điều chỉnh kế hoạch, cải tiến và hoàn thiện kế hoạch nhằm triển khai quản lý công tác bồi dưỡng GV này ngày càng hiệu quả.

- Dự kiến kế hoạch tham mưu, phối hợp với các cấp quản lý, tổ chức đoàn thể, cộng đồng xã hội để xây dựng định hướng chiến lược bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tế.

- Chuẩn bị điều kiện cần thiết thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của GV vào quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV của nhà trường.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Muốn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp; Hiệu trưởng phải nắm vững quy định về chuẩn nghề nghiệp

CBQL phải khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ GV, thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn một cách đúng và đầy đủ tham mưu cho Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ trách:

- Xác định tầm nhìn, mục tiêu bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp - Xác định chương trình, nội dung bồi dưỡng

-Xác định được phương pháp bồi dưỡng

- Xác định được nguồn lực, đối tượng, lực lượng tham gia bồi dưỡng và điều kiện tiến hành bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 88 - 92)