Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 81 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

2.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Hiệu trưởng chưa dự giờ sinh hoạt của tổ chuyên môn chủ yếu là là Hiệu phó, CBQL chuyên trách và tổ trưởng chuyên môn.

GV đang bị quá tải trong khối lượng công việc cả về chuyên môn và các nhiệm vụ kiêm nhiệm.

Việc luân chuyển công việc theo các vị trí khác nhau cũng ảnh hưởng lớn đến việc định hướng nội dung bồi dưỡng.

Việc đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp còn mang tính hình thức, còn e ngại, nể nang hoặc bệnh thành tích; song cũng có nguyên nhân từ nhận thức khi một số GV chưa hiểu đầy đủ yêu cầu nghề nghiệp chưa thật sự căn cứ vào hiệu quả công việc, chưa bám sát yêu cầu đánh giá.

Đội ngũ GV: Trình độ GV chưa đồng đều, GV trẻ thiếu kinh nghiệm, nhiều GV chưa có nghị lực phấn đấu, ngại đổi mới, không có cố gắng.

Kết luận chương 2

Tổ chức bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng Than Khoáng sản Việt Nam là một trong những hình thức của bồi dưỡng GV. Qua nghiên cứu thực trạng về hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng Than Khoáng sản Việt Nam cho thấy: Đội ngũ CBQL và GV nhận thức khá đầy đủ, khách quan về sự cần thiết của công tác bồi dưỡng và quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chưa cao, nội dung bồi dưỡng, phương pháp và hình thức bồi dưỡng chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Đội ngũ CBQL nhà trường đã thực hiện khá thường xuyên những việc làm cụ thể nhằm quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, tuy nhiên hiệu quả thực hiện các tác động này chưa đáp ứng mong đợi.

Bên cạnh đó, một số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, nhất là các yếu tố thuộc về “sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với khoa, tổ môn, GV”; “Nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng”; “ Nhu cầu ngành, nghề xã hội”; “ Nội dung, phương pháp bồi dường”.

Do vậy, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp theo hướng tiếp cận đầy đủ, đồng bộ các chức năng quản lý là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Việc nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả có căn cứ để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này ở Nhà trường.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THAN - KHOÁNG

SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 81 - 83)