8. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề
trường Cao đẳng dạy nghề
Chức năng quản lý giáo dục là các hoạt động xác định được chuyên môn hóa, nhờ đó mà chủ thể quản lí tác động lên đối tượng để thực hiện mục tiêu. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, quản lý bồi dưỡng GV là một hoạt động của giáo dục. Quản lý bồi dưỡng GV theo các nội dung cơ bản:
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng dạy nghề nghiệp tại trường Cao đẳng dạy nghề
Kế hoạch là khâu đầu tiên của chu trình quản lí. Nội dung chủ yếu là: Xác định và hình thành mục tiêu đối với hoạt động bồi dưỡng GV, lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động bồi dưỡng GV đạt kết quả tốt. Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:
* Khảo sát tình hình đội ngũ GV để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm. Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:
+ Phân loại theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng năng lực, phương pháp sư phạm; bồi dưỡng việc thực hiện và đảm bảo chương trình và giáo trình mới; bồi dưỡng việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học.
+ Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: Bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng chuẩn hoá; bồi dưỡng hoàn chỉnh (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ)
+ Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng GV mới ra trường, bồi dưỡng GV lâu năm, ...
+ Phân loại theo tính chất và quy mô: bồi dưỡng GV giỏi, bồi dương GV cốt cán, bồi dưỡng đại trà, ...
+ Phân loại theo kế hoạch thời gian: bồi dưỡng dài hạn; ngắn hạn; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng theo chuyên đề, ...
+ Phân loại theo chuẩn GV phổ thông: phân loại theo chuẩn GV là việc phân loại GV dựa trên quy định về trình độ đào tạo.
* Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng: Cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng để người tham dự bồi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào. Nói cụ thể hơn là sau bồi dưỡng thì đội ngũ GV đạt được mức độ như thế nào so với các chuẩn của đội ngũ GV tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
* Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng, đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường. máy móc thiết bị, ...) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học, ...
* Dự kiến các biện pháp thực và hình thức hiện mục tiêu bồi dưỡng
Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình bồi dưỡng. Nó thể hiện việc tổ chức bồi dưỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại đơn vị hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế, ... và cuối cùng là biện pháp đánh giá như thế nào (thi hay làm tiểu luận, ...).
Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những chuẩn gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ), xác định đối tượng bồi dưỡng (bồi dưỡng cho ai), bồi dưỡng cái gì (nội dung chương trình bồi dưỡng), bồi dưỡng như thế nào (phương pháp và hình thức bồi dưỡng), bồi dưỡng với thời lượng bao nhiêu (kế hoạch bồi dưỡng) để xác định nội dung bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng GV tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phân định trên cơ sở chuẩn nhà giáo giáo dục nghề, trong đó bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:
+ Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: Cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn (có kiến thức khoa học cơ bản để dạy các nghề; có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tuổi vị thành niên, giáo dục học và phương pháp dạy học các môn học, module; nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ
+ Bồi dưỡng về năng lực sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức). Cụ thể: biết lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bài học; biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục như sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của đoàn thanh niên biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, … biết lập hồ sơ, lưu giữ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục HSSV…
+ Bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học: dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của phòng, khoa, tổ bộ môn, tham gia hội giảng các cấp, thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, KNN, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp, luyện tay nghề giỏi cho HSSV, có kiến thức kỹ năng nghiên cứu khoa học công nghệ, chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài các cấp.