Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nội dung,chương trình bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 92 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nội dung,chương trình bồi dưỡng

phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp Hiệu trưởng hệ thống hóa được những nội dung mà mỗi GV cần phải có, cần xây dựng nội dung phong phú, phân loại những nội dung đó để xác định được tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

Xác định được đúng vấn đề trọng tâm còn hạn chế ta bồi dưỡng nhiều sẽ tạo được hứng thú học tập cho đội ngũ GV và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao. Khắc phục tình trạng bồi dưỡng dàn trải, thiếu trọng tâm cần thiết, hình thức từ đó giúp cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng của Nhà trường sẽ đạt kết quả tốt.

3.2.3.2 Nội dung của biện pháp

Trong điều kiện hội nhập, giao lưu, mở cửa, đổi mới tư duy, phương thức và cơ chế quản lý, giáo dục vừa phải đảm bảo sự hợp tác, có hiệu quả vừa phải phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường văn hóa đặc trưng, điều này đặt ra những thách thức cho đội ngũ GV. Vì vậy, bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp là bồi dưỡng đến kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và cả kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học…

Để đạt hiệu quả, Nhà trường, CBQL phải xác định đúng những nội dung cần bồi dưỡng mà GV cần thiết, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

Việc xác định nội dung bồi dưỡng cần thiết có thể thực hiện theo các bước sau: Hiệu trưởng căn cứ vào đề xuất nội dung bồi dưỡng của GV, căn cứ việc khảo sát, phân loại, năng lực GV, căn cứ các tiêu chuẩn nghề nghiệp

-Những nội dung mà GV có thể tự bồi dưỡng, và những nội dung GV cần được bồi dưỡng

-Những nội dung cơ bản mà GV cần cho quá trình giảng dạy trên lớp với những nội dung cần cho các hoạt động khác.

Như vậy, để có được nội dung bồi dưỡng cho GV, cần tiến hành phân tích các đòi hỏi thực trạng khách quan của GV, từ yêu cầu của ngành học, nghề học để từ đó lựa những nội dung phù hợp. Các nội dung phải được xác định rõ, tương ứng với từng lớp bồi dưỡng, từng chuyên đề bồi dưỡng để hiệu quả bồi dưỡng không ngừng được nâng cao.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu phó chuyên trách, CBQL cần đi sâu, đi sát để nắm vững phẩm chất và năng lực của từng GV, từ đó để đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV, sắp xếp, bố trí sử dụng đào tạo và bồi dưỡng GV. Biết được phẩm chất và năng lực của từng người để phát huy ưu thế của họ, phân công nhiệm vụ cho họ. Qua những công việc được giao và mức độ hoàn thành để phát hiệu những tồn tại và hạn chế của từng GV và đánh giá thận trọng, không vội vàng, cảm tính, thiên vị hoặc khắt khe, định kiến, cứng nhắc, chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì chưa có đủ cơ sở để đánh giá toàn diện một con người.

- CBQL tham mưa cho Hiệu phó phụ trách, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp cụ thể:

* Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: GV cần có trình độ chuyên môn phù hơp với tiêu chuẩn nghề nghiệp, Nếu GV có năng lực thì tạo điều kiện cho GV đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ tại các

trường Đại học và các cơ sở giáo dực nghề nghiệp khác đáp ứng phù hợp chuẩn nghề nghiệp; lựa chọn GV giỏi làm trưởng tổ môn, chỉ đạo tổ trưởng phân công GV nhiều kinh nghiệm trong tổ kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trường còn ít kinh nghiệm giảng dạy, GV còn yếu về chuyên môn

* Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp trưởng, tạo điều kiện cho nhiều GV tham gia qua đó GV học hỏi lần nhau về trình độ nghiệp vụ sư phạm, các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức giảng dạy, quản lý, chỉ đạo giảng dạy, kiểm tra đánh giá, quản lý hồ sơ, xây dựng chương trình, tổ chức, tham gia các hoạt động, tạo môi trường học tập lành mạnh; Tổ chức cho CBQL, GV tham quan học tập kinh nghiệm về quản lý, tổ chức, đổi mới phương pháp giảng dạy ở những trường trong thành phố, tại các lớp tập huấn do Sở tổ chức như bồi dưỡng thường xuyên hè…

* Bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp: Bồi dưỡng phát triển nâng cao trình độ của GV, GV biết cách thức phát triển năng lực cho người học: Bồi dưỡng cho GV khai thác đề tài sáng kiến kinh nghiệm, các phần mềm dạy học vào thực hiện giảng dạy.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên trách, CBQL cần nắm chắc các văn bản chỉ đạo các cấp, căn cứ vào nội dung chuẩn nghề nghiệp của GV tại trường Cao đẳng (Cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên trách, CBQL cần nắm bắt nội dung của chuẩn nghề nghiệp tại trường của minh từ đó rà soát đánh giá phân loại những nội dung cần bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo nhu cầu bồi dưỡng của GV trong nhà trường và triển khai thực hiện.

GV cần nắm bắt kịp thời nhu cầu thực tiễn về nghề và chuẩn nghề nghiệp để đăng ký nội dung mình cần bồi dưỡng. (Lưu ý: GV chọn nội dung bồi dưỡng tránh hình thức).

Trưởng khoa, trưởng tổ môn cần định hướng cho các GV trong khoa về nội dung đăng ký bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản việt nam​ (Trang 92 - 95)