Van phân phố

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 100 - 102)

III. Truyền động phanh bằng khí nén.

3.Van phân phố

Van phân phối đặt giữa bình chứa khí nén và bầu phanh hay xilanh công tác, dùng để điều khiển việc cung cấp khí nén vào bầu phanh hay xilanh công tác theo yêu cầu của ng ời lái, đảm bảo "tác động tùy động", có nghĩa là áp suất khí nén trong dẫn động phanh tỉ lệ với lực tác dụng lên bàn đạp.

Van phân phối có nhiều kiểu: kiểu màng hay kiểu piston.

Van phân phối kiểu piston có thể là loại đơn, loại kép, loại liên hợp.

Trên ôtô không kéo moóc thờng dùng van phân phối đơn, nó điều khiển việc cung cấp khí nén tới các bầu phanh đảm bảo áp suất khí nén tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên bàn đạp phanh.

Van phân phối kép cấu tạo từ hai van phân phối đơn đặt trong một vỏ và có dẫn động chung từ bàn đạp phanh. Một van đơn điều khiển cấp khí nén cho các bầu phanh bánh trớc và một cấp khí nén cho bầu phanh bánh sau.

100

Hình 110. Van điều chỉnh áp suất. 1- nắp; 2- lò xo; 3- êcu chụp; 4- ty đẩy; 5- đế van xả; 6- rãnh dầu; 7- vỏ; 8- lọc khí; 9- lọc khí bằng kim loại gốm; 10- lỗ dẫn khí vào; 11- ống thép; 12- van nạp; 13- van xả; 14- đệm làm kín; 15- đường dẫn khí; 16- piston; 17- van nạp của máy nén; 18- không gian nạp của máy nén.

Van liên hợp gồm ngăn điều khiển phanh của ôtô (đầu kéo) và ngăn điều khiển phanh rơmoóc đặt chung trong một vỏ dùng cho các loại xe kéo rơmoóc.

Trên hình 111 trình bày cấu tạo của một kiểu van phân phối liên hợp. Van cấu tạo bởi 2 ngăn: ngăn trên cấp khí nén cho phanh của rơmoóc với các van tác dụng ngợc và ngăn dới cấp khí nén cho phanh của xe với các van tác dụng thẳng.

Trong van phân phối có hai cơ cấu tác dụng tuỳ động, cấu tạo bởi các màng cao su cùng các đế van rỗng với các van nạp và các van xả.

Các van ngăn trên đợc đóng, mở nhờ thanh đẩy 7 liên hệ với bàn đạp phanh qua đòn bẩy lớn 4 và thanh kéo 1. Các van ngăn dới đóng mở nhờ có cốc 28 cùng lò xo cân bằng 27 qua tay đòn nhỏ 29 liên kết khớp với tay đòn lớn.

Phía dới ngăn dới bố trí công tác đèn phanh. Hoạt động của van phân phối:

* Khi không phanh: van nạp 14 của ngăn trên mở và khí nén từ bình chứa ôtô (máy kéo) đợc dẫn tới đờng ống phanh rơmoóc và cấp cho bình chứa của rơmoóc. Van nạp của ngăn dới đóng, van xả ngăn dới mở, buồng phanh thông với khí trời qua cửa D.

* Khi tác dụng vào bàn đạp: lực từ bàn đạp qua thanh kéo 1 đến đòn 4, kéo thanh đẩy 7, nén lò xo cân bằng 5, van 12 đợc mở ra, van 15 đợc đóng lại, khí nén từ máy nén khí không vào đờng dẫn tới bình chứa của rơmoóc, làm cho không khí trong đờng dẫn phanh rơmooc thông với khí trời qua cửa D, làm cho bộ phận phân phối của rơmoóc làm việc, đa khí nén tới các bầu phanh rơmoóc. Đầu dới đòn bảy 4 tì lên đòn bẩy 29 và làm cho cốc 28 dịch chuyển sang phải, đóng van xả và mở van nạp của phân van phanh ôtô. Khí nén đợc đa tới các bầu phanh ôtô (máy kéo). Đồng thời khí nén tác dụng và đóng công tắc đèn phanh 24 làm đèn phanh sáng báo hiệu cho xe khác.. Trong quá trình phanh, khí nén tác động đến màng ngăn cách 9 và luôn có xu hớng đẩy đế van 10 cùng ty đẩy 7 và đế van phanh ô tô cùng cốc 28 về vị trí ban đầu. Lực đẩy này cân bằng bởi các lò xo 5, 27 và tỉ lệ với lợng khí đợc đa tới các bầu phanh làm cho ngời lái có cảm giác mức độ mình tác động lên bàn đạp phanh.

Hình 111. Van phân phối.

A- đến đường dẫn phanh rơmooc; B- đến bầu phanh ô tô; C- từ bình chứa khí nén; D- ra khí trời. 1- thanh kéo; 2- bọc chắn bụi; 3- nắp che các đòn; 4- tay đòn lớn; 5- lò xo cân bằng phân van phanh rơ moóc; 6-dẫn hướng ty đẩy; 7- ty đẩy; 8- vỏ van; 9- màng cao su cùng cốc dẫn hướng; 10- đế van xả; 11- vòng làm kín; 12- van xả; 13- lò xo hồi vị; 14- đế van nạp; 15- van nạp; 16- cút nối; 17- đòn điều

B

C D D

Khi ngừng tác dụng lên bàn đạp phanh, dới tác dụng của lò xo hồi vị mà thanh kéo 1, đòn bẩy 4, 29 trở về vị trí ban đầu. Dới tác dụng của lò xo 5 mà van 15 mở ra, van 12 đóng lại làm cho khí nén lại tiếp tục vào bình chứa khí nén cho rơmoóc, quá trình phanh rơmoóc kết thúc. Đồng thời dới tác dụng của lò xo 27 mà van của phân van ô tô đợc đóng trở lại đế và van xả mở ra, không khí từ các bầu phanh ôtô đợc xả ra ngoài và quá trình phanh kết thúc.

4. Bầu phanh:

Bầu phanh cấu tạo bởi vỏ, phía sau có nắp, trên mắp có cút nối với ống dẫn không khí. Giữa vỏ và nắp có màng cao su 1, liên kết với ty đẩy 2 và luôn luôn đợc đẩy sát với nắp bằng các lò xo 3 và 4 (hình 112). Ty đẩy nối với cần điều khiển 6. Phía dới của cần điều khiển có lỗ then hoa để lắp với trục quả đào 8. Khi phanh, khí nén theo ống vào bầu phanh, màng cao su bị đẩy sang phải (đối với hình vẽ), cùng với ty đẩy làm cần quay quanh tâm của trục và làm cho trục quả đào quay nhờ then hoa. Quả đào làm liền với trục, vì thế khi cần quay xoay đi một góc đối với tâm trục thì quả đào cũng quay theo, đẩy các guốc phanh ép lên trống phanh để tiến hành phanh.

Muốn điều chỉnh khe hở giữa trống phanh và má phanh thì xoay trục vít 7 sẽ làm bánh vít 9 quay do đó trục quả đào 8 cũng quay theo.

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 100 - 102)