Hộp phân phối.

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 38 - 40)

Hộp phân phối dùng để phân phối mô men quay truyền từ trục thứ cấp của hộp số về các cầu chủ động trớc và sau. Trong nhiều loại kết cấu, ngoài việc phân phối mô men quay, hộp phân phối còn làm tăng mô men truyền, nghĩa là lúc ấy nó còn làm nhiệm vụ hộp số phụ.

Hộp số phân phối phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khi gài số thấp sẽ tăng mô men quay, phân phối mô men giữa các cầu chủ động phải sử dụng hết lực bám theo điều kiện bám với đờng.

- Khi xe chạy không có hiện tợng tuần hoàn công suất.

Trong các hộp phân phối có bộ phận cắt truyền động đến cầu trớc. Hộp phân phối có thể đặt chung vỏ với hộp số hoặc đặt riêng vỏ rồi ghép trên khung ôtô.

38

Hình 41: Hộp phân phối ôtô URAL-375

1- cần gài cầu trước và đóng vi sai; 2- cần chuyển số; 3,4- các thanh trượt; 5- bi hãm; 6-chốt; 7- càng gạt số; 8- cơ cấu định vị; 9, 29- các bánh răng số cao; 10,25- các khớp nối; 11,14- các bánh răng số thấp; 12- trục chủ động; 13- trục trung gian; 15- vỏ ổ bi vi sai; 16- bánh răng vệ tinh; 17-trục dẫn động cầu giữa và cầu sau; 18- hộp vi sai; 19- bánh răng ngoài của vi sai; 20- bánh răng hộp vi sai; 21- bánh răng mặt trời; 22- moayơ hộp vi sai; 23-trục bánh răng mặt trời; 24- trục dẫn động cầu trước; 26- trục bánh răng vệ tinh; 27- trục vít; 28-bánh vít; 30,31- các giá đỡ; 32,33- các thanh giằng

Hình 45 trình bày sơ đồ cấu tạo của hộp phân phối ôtô URAL-375 có ba cầu chủ động. Hộp phân phối này có hai số i1 = 2,15 và i2 = 1,30. Hộp phân phối xe URAL-375 có năm trục: Trục chủ động 12, trục trung gian 13, trục 17 dẫn động cho cầu giữa và cầu sau, trục 24 dẫn động cho cầu tr - ớc và trục 23 dẫn động cho bánh răng mặt trời của vi sai giữa các cầu. Trên trục chủ động lắp bánh răng 9 và 11 và trên then hoa có có khớp nối 10. Trên then hoa trục trung gian lắp bánh răng 14, 29 và trục vít 27 dẫn động cho công tơ mét. Trục 24, 23 và moayơ 22 của vỏ hộp vi sai có then hoa, trên đó di trợt khớp nối 25.

Moayơ 22 liên kết với bánh răng 20 và hộp vi sai 18 bằng bulông. Trong hộp vi sai có bốn bánh răng vệ tinh 16, bánh răng ngoài 19 và bánh răng mặt trời 21. Bánh răng ngoài 19 lắp trên trục 17 bằng then hoa, còn bánh răng mặt trời lắp trên trục 23. Các bánh răng vệ tinh quay tự do trên chốt 26 lắp chặt trên moayơ 22.

Gài số cao của hộp phân phối đợc thực hiện khi cho bánh răng 9 trên trục 12 bằng khớp nối 10. Khi đó mô men truyền sang trục 13 qua bánh răng 9 và 29 và sau đó qua bánh răng 14 và 20 sang hộp vi sai. Các bánh răng vệ tinh 16 quay cùng hộp vi sai và truyền mô men cho bánh răng mặt trời 21 và bánh răng ngoài 19. Vi sai giữa các trục không đối xứng và mô men truyền đến cầu sau gấp hai lần truyền đến cầu trớc. Vi sai cũng cho phép trục 17 và 24 quay với các số vòng quay khác nhau. Số thấp gài bằng cách cho ăn khớp bánh răng 11 với khớp nối 10. Trớc khi gài số thấp phải gài cầu trớc bằng khớp nối 25, khi đó gài trục 23 và trục 24 với nhau.

ở vị trí trung gian của khớp nối 25, trục 23, 24 đợc gài cứng với moayơ vi sai 22, có nghĩa là khi đó vi sai đợc gài cứng và trục 17 và 24 không thể quay với các số vòng quay khác nhau.

Vị trí sau của khớp nối 25 bánh răng mặt trời đợc nối với trục 23 cùng hộp vi sai và khi đó không gài cầu trớc.

Cơ cấu khoá hãm của hộp phân phối.

Khi hộp phân phối vừa làm cả nhiệm vụ hộp số phụ thì ở hộp phân phối cần phải đặt một cơ cấu đặc biệt, gọi là cơ cấu khoá hãm với mục đích không đợc mở cầu trớc khi đang gài số thấp và ngợc lại khi không gài cầu trớc thì không đợc gài số thấp.

Nếu đang gài số thấp mà mở cầu trớc thì toàn bộ mô men quay sẽ truyền ra cầu sau (mô men quay truyền ra cầu sau rất lớn), sẽ làm gây vỡ các bánh răng, các chi tiết của trục các đăng và của cầu sau.

Hình 45 trình bày cấu tạo của cơ cấu khoá hãm đặt trên nắp của hộp phân phối.

Định vị thanh trợt 3 và 4 nhờ có cơ cấu hãm 8. Giữa hai thanh trợt 3 và 4 có các viên bi 5 và chốt 6 không cho phép gài số thấp khi mở cầu tróc do viên bi 5 ra khỏi khắc lõm trên thanh trợt 3 qua chốt 6 đẩy viên bi thứ hai vào hai lỗ của thanh trợt 4 không cho trợt 4 dịch chuyển.

Chơng 3. Truyền động vô cấp

Đ5. Công dụng, yêu cầu và phân loại truyền động vô cấp

1. Công dụng.

Cho phép tỷ số truyền và mô men xoắn liên tục trong mọt giới hạn nào đó đến bánh xe chủ động của ô tô, máy kéo tơng ứng với yêu cầu của đờng đặc tính kéo lý tởng.

2. Yêu cầu.

- Đảm bảo điều khiển ô tô, máy kéo dễ dàng và đơn giản, giảm sức lao động của ngời điều khiển.

- Chất lợng động lực kéo cao. - Hiệu suất làm việc cao. - Khối lợng nhỏ.

- Độ tin cậy làm việc lớn.

- Kết cấu đơn giản, dễ ché tạo, đơn giản trong bảo dỡng, sửa chữa. 3. Phân loại.

- Truyền động thuỷ lực:

+ Truyền động thuỷ động: năng lợng đợc truyền từ trục chủ động sang trục bị động nhờ dòng chất lỏng.

+ Truyền động thuỷ tĩnh - mô men xoắn của động cơ đợc truyền đến các bánh xe chủ động nhờ năng lợng tĩnh của áp lực dòng chất lỏng chuyển động ở tốc độ thấp.

- Truyền động cơ khí.

- Truyền động điện - mô men xoắn của động cơ đợc truyền đến các bánh xe chủ động nhờ dòng điện và truyền động cơ khí kết hợp.

Đ6. Truyền động thuỷ động - Hộp số tự động

Cụm hộp số tự động gồm biến mô men thuỷ lực và hộp số hành tinh có chung một vỏ đ ợc lắp liền sau động cơ. Trong hệ thống truyền lực, cụm hộp số tự động thay thế chức năng của ly hợp ma sát và hộp số cơ khí. Đồng thời cụm hộp số này có hệ thống điều khiển thuỷ lực phức tạp làm viẹc cùng máy tính đảm bảo thực hiện đóng ngắt thay đổi các số truyền trong hộp số chính.

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w