Cấu tạo và hoạt động của visai bánh răng côn đối xứng

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 67 - 68)

III. Cấu tạo và hoạt động của visa

1.Cấu tạo và hoạt động của visai bánh răng côn đối xứng

Trong các loại ôtô hiện đại phần lớn dùng loại này, nó có mômen ma sát nhỏ, cấu tạo đơn giản. Sự khác nhau của vi sai đối xứng lắp trên các loại xe khác nhau là ở số bánh răng vệ tinh, kết cấu vỏ hộp vi sai và các bánh răng bán trục. Trên xe du lịch thờng dùng loại vi sai đối xứng với hai bánh răng vệ tinh và hộp vi sai liền không tháo rời (để đảm bảo độ cứng vững tốt). Trên ôtô vận tải thờng có bốn bánh răng vệ tinh và vỏ hộp có thể tháo rời đợc, các nửa vỏ hộp vi sai lắp ghép với nhau bằng bulông.

Các bánh răng vệ tinh 23 là các bánh răng côn đợc quay trơn trên trục chữ thập 18 và ăn khớp với bánh răng bán trục 17. Trục chữ thập đợc lắp chặt với vỏ vi sai. Các bán trục lắp với bánh răng bán trục trong vi sai bằng then hoa. Vỏ hộp vi sai chế tạo bằng gang rèn, bằng gang hợp kim

hoặc bằng thép 45. Mặt bích trên vỏ vi sai lắp ghép với bánh răng bị động của truyền lực trung ơng (bánh răng côn bị động ở cầu đơn, bánh răng trụ bị động ở cầu kép) bằng bulông. Giữa các mặt tựa của bánh răng vệ tinh, bánh răng bán trục với vỏ vi sai thờng đặt các tấm đệm 21 và 24 (hình 63) để giảm ma sát và để đặt đúng các bánh răng của vi sai. Nhờ các đệm đó mà tuổi thọ bánh răng đ ợc nâng cao.

Trên một số loại xe ngời ta bố trí sai côn đối xứng với ma sát trong lớn. Ưu điểm của vi sai này là tăng đợc ma sát trong vi sai để đảm bảo cho ôtô không bị trợt khi vợt đờng trơn, lầy. Loại này đợc sử dụng cho một số loại xe có tính việt dã cao.

Trên mặt đầu của bánh răng vệ tinh 1 bố trí đệm với đờng kính lớn 2, mặt ngoài có vành ma sát. Ma sát đợc tăng thêm trong vi sai khi đệm 2 trợt trên tấm đệm 3 nhờ lò xo 4 (hình 71).

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 67 - 68)