Phân tích cặp bánh răng truyềnlực

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 59 - 60)

II. Cấu tạo một sốloại truyềnlực chính

1.Phân tích cặp bánh răng truyềnlực

a. Truyền lực chính với cặp bánh răng côn thẳng:

Kết cấu gồm một cặp bánh răng côn thẳng ăn khớp với nhau. Loại này có u điểm là kết cấu đơn giản, dễ chế tạo.

Nhợc điểm của loại truyền động này là: - Truyền động không êm dịu.

- Không truyền đợc lực lớn do số răng cùng lúc ăn khớp ít.

- Số răng ít nhất của bánh răng chủ động nếu ít (8 - 9 răng) sẽ bị cắt chân răng, vì vậy nếu cần tỉ số truyền lớn phải tăng số răng của bánh răng bị động làm tăng kích thớc cầu chủ động.

b. Truyền lực chính với cặp bánh răng côn xoắn (hình 61):

Loại này đợc dùng phổ biến trên ôtô. Kết cấu gồm cặp bánh răng côn răng cong ăn khớp với nhau. Loại này làm việc êm dịu và truyền đợc mômen lớn do cùng lúc nhiều răng vào ăn khớp. Vì vậy số răng của bánh răng chủ động có thể ít (6 - 7 răng) nhng vẫn đảm bảo ăn khớp tốt và đủ bền nên có thể tăng đợc tỉ số truyền, giảm trọng lợng và kích thớc của cầu sau.

c. Truyền động hypoit (hình 62):

Là loại truyền động gồm cặp bánh răng côn răng cong nhng tâm của bánh răng chủ động và bánh răng bị động không cắt nhau tại một điểm mà chúng lệch nhau một khoảng e.

e

- Làm việc êm (thua truyền động trục vít - bánh vít nhng hơn bánh răng côn xoắn). - Hiệu suất cao hơn truyền động trục vít - bánh vít nhng thấp hơn bánh răng côn xoắn. - Do dịch chuyển trục của bánh răng chủ động so với bánh răng bị động nên có thể tăng đợc khoảng sáng gầm xe (đặt bánh răng chủ động dới trục bị động) hay có thể hạ thấp trọng tâm của xe (khi đặt trục chủ động trên trục bị động) làm tăng độ ổn định của xe khi làm việc.

- áp suất tổng hợp trên răng giảm (25 - 30% so với bánh răng côn xoắn).

- Sự trợt giữa các răng tăng theo cả chiều dài và mặt cạnh, do đó đòi hỏi dầu bôi trơn có tính chất đặc biệt để tạo ra trên mặt tiếp xúc màng dầu vững chắc để bôi trơn.

- Đòi hỏi lắp ráp chính xác và bánh răng chủ động phải có điểm tựa chắc chắn.

d. Truyền động trục vít:

Gồm cặp trục vít là chủ động và bánh vít là bị động. Trục vít có thể đặt trên hay dới bánh vít.

Truyền lực loại này có u điểm:

- Làm việc không ồn, kích thớc, trọng lợng nhỏ mà có thể đạt tỉ số truyền lớn.

- Cho phép đặt vi sai ngay giữa cầu chủ động, nhờ đó cầu có kết cấu đối xứng, dễ tháo lắp. - Có thể truyền mômen xoắn lên cả hai cầu chủ động qua một trục.

- Khi đặt trục vít xuống dới bánh vít có thể hạ thấp sàn xe, do đó hạ thấp đợc trọng tâm xe. Nhợc điểm của truyền động trục vít:

- Hiệu suất thấp, đòi hỏi lắp ráp thật chính xác.

- Khi đặt trục vít dới bánh vít làm cho khoảng sáng gầm xe nhỏ, tăng góc nghiêng của trục các đăng , khi đặt trên bánh vít sẽ rất khó bôi trơn cho trục vít.

Chế tạo phức tạp.

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 59 - 60)