Cơ cấu điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 86 - 88)

Trong quá trình sử dụng, các má phanh sẽ bị mòn, do đó khe hở giữa má phanh và trống phanh tăng lên. Muốn giữ cho khe hở trở lại bình thờng thì phải điều chỉnh lại khe hở giữa má phanh và trống phanh.

1. Điều chỉnh bằng tay:

Đối với cơ cấu phanh của hệ thống phanh đầu ta điều chỉnh khe hở phía trên của má phanh với trống phanh bằng cách xoay cam lệch tâm 11, còn khe hở phía dới của má phanh với trống phanh điều chỉnh bằng cách xoay chốt lệch tâm 13 sau khi nới êcu hãm. Sau khi điều chỉnh xong hãm chặt êcu hãm (hình 86).

Điều chỉnh trên chốt đẩy của xy lanh công tác (hình 93a).

Chốt đẩy đợc cấu tạo từ hai chi tiết: bulông và êcu. Trên mâm phanh có cửa sổ nhỏ để đa dụng cụ vào êcu. Êcu tỳ lên piston, còn bu lông tịnh tiến, nhờ vậy có thể thay đổi chiều dài làm việc của chốt đẩy. Với xy lanh kép, chiều quay của hai êcu ng ợc chiều. ở xy lanh đơn điểm tựa của guốc phanh cũng có thể dùng cơ cấu bu lông êcu để điều chỉnh (hình 93b).

86

Hình 92. Sơ đồ các loại phanh dải. a. Phanh dải loại đơn; b. phanh dải loại bơi.

1- bàn đạp phanh; 2- thanh kéo; 3- đòn bẩy; 4- dải phanh; 5- trống phanh; 6- vít hạn chế độ võng của phanh dải; 7- trục; 8- lò xo hồi vị; 9- vỏ; 10- thanh kéo cùng êcu điều chỉnh; 11- đòn bẩy; 12, 14- các chốt; 13- giá cố định

Khe hở giữa hai má phanh và tang trống phải nhỏ và bằng nhau giữa hai cơ cấu trên cùng một cầu. Khi điều chỉnh, cần phải kiểm tra khe hở này qua lỗ kiểm tra ở trên mâm phanh.

Đối với cơ cấu phanh của hệ thống phanh khí ta điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh bằng cách quay trục vít 2, qua bánh vít làm xoay trục quả đào và quả đào 3 đi một góc đẩy hai đầu guốc phanh ra áp sát vào trống phanh, khắc phục đợc khe hở giữa má phanh và trống phanh.

2. Điều chỉnh tự động:

Điều chỉnh tự động khe hở giữa má phanh và trống phanh sẽ làm đơn giản công việc bảo d - ỡng kỹ thuật cho hệ thống phanh. Do đó trong nhiều cơ cấu phanh ngày nay bố trí các bộ phận tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.

Trong xi lanh công tác của hệ thống phanh đầu bố trí vòng kim loại 2 luôn ôm sát thành xilanh 1 và 7 (hình 94) với đô găng lớn (phải có lực 40 - 55 KG mới làm vòng 2 dịch chuyển) và liên kết với piston bằng ren vuông, cho phép piston dịch chuyển trong giới hạn khe hở của ren (1,7 - 1,9 mm).

Khi má phanh và trống phanh mòn, khe hở giữa má phanh và trống phanh tăng lên, khi đạp phanh, dới tác dụng của áp suất đầu piston bị đẩy ra cùng với vòng 2. Khi nhả phanh, lò xo hồi vị

Hình 94. Xilanh công tác có hệ thống tự động điều chỉnh khe hở giữa mã phanh và trống phanh

1, 7- xilanh; 2- vòng kim loại; 3, 6- piston; 4- cupben; 5- nắp cao su chắn bụi; 8- van xả không khí Hình 93. Điều chỉnh chiều dài của chốt đẩy và chốt quay tựa

không đủ để kéo các piston về vị trí ban đầu mà ở vị trí mới, đảm bảo khe hở giữa má phanh và trống phanh có giá trị không đổi.

ở cơ cấu phanh đĩa cơ cấu tự động điều chỉnh riêng mà không đặt trong xilanh công tác.

Trên các xe của các hãng TOYOTA, MITSUBISHI và NISSAN có cơ cấu phanh tang trống đặt ở các bánh xe sau sử dụng cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh (hình 95). Cơ cấu cấu tạo bởi đòn đứng ABO (xem hình 95) lẫy gạt, lò xo gạt, thanh đẩy BC. Thanh đẩy BC cấu tạo từ 4 chi tiết (hình 95 a,c): hai thân A, C trục ren B có vành răng D và đệm phẳng. Giữa trục ren và thân ren có liên kết kiểu thân ren có liên kết kiểu bu lông-êcu để thay đổi chiều dài của thanh đẩy 5 nếu vành răng D xoay. Lẫy gạt 1 có mỏ gạt bánh răng và đợc xoay xung quanh chốt nhờ đầu móc vào lò xo.

Khi đạp phanh chân hoặc kéo phanh tay, lẫy gạt có thể gạt bánh răng xoay đi, nếu khe hở giữa má phanh và tang trống lớn hơn khe hở tiêu chuẩn, lò xo gạt có xu hớng kéo lẫy gạt về vị trí ban đầu.

Khi khe hở còn nhỏ hành trình đầu lẫy gạt không đủ gạt bánh răng. Lẫy gạt có cấu trúc cho phép gạt theo một chiều, do vậy cho phép tăng chiều dài thanh đẩy 5.

Đ4. Truyền động phanh I. Truyền động phanh bằng cơ khí:

Loại truyền động này ngày nay chỉ còn sử dụng cho dẫn động phanh tay và phanh xe máy mà không sử dụng cho phanh chính vì cấu tạo phức tạp, bảo dỡng, sửa chữa khó khăn và điều khiển nặng nề.

Trong chơng trình ta không nghiên cứu loại này.

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 86 - 88)