Cácđăng đồng tốc:

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 57 - 59)

Trên hình 60a trình bày khớp các đăng đồng tốc dạng cam. Khớp cấu tạo bởi hai nạng 1, 4; hai cam có biên dạng đặc biệt 2, 3. Nạng 1 có thể dịch chuyển trong mặt phẳng đứng theo rãnh của cam. Cam 2 và 3 có thể chuyển dịch tơng đối với nhau trong mặt phẳng ngang. Khớp đợc đặt trong vỏ 5.

Trên hình 60b trình bày các đăng đồng tốc dạng cam - đĩa.

Trục chủ động làm liền với mạng 1. Trục bị động làm liền với nạng 5, giữa hai nạng đặt hai nửa cam 2 và 4, giữa hai cam đặt đĩa 3. Khi làm việc nhờ cam 2, 4 và đĩa 3 mà hai trục có thể ở hai mặt phẳng khác nhau hay nối cách khác có thể truyền lực dới góc nào đó.

Trên hình 60c trình bày cấu tạo của khớp các đăng đồng tốc loại bi, đặt ở cầu trớc chủ động dẫn hớng của ôtô. Gồm có: trục 1 và 5, ở đầu các trục có các nửa quả táo 1 và 2. ở mỗi nửa quả táo có khoét bốn rãnh 3 nằm trong hai mặt phẳng thẳng góc nhau. Bốn viên bi 4 sẽ nằm trong bốn rãnh 3 truyền mô men từ trục chủ động sang trục bị động. Viên bi 5 nằm ở giữa các nửa quả táo 1 và 2. Trên viên bi 5 có khoét lỗ và trên nửa quả táo 2 cũng khoét hai lỗ, một lỗ nằm theo đờng trục, còn một lỗ nằm thẳng góc với đờng trục. Chốt 6 giữ cho viên bi 5 khỏi rơi và nó đợc xuyên vào lỗ đờng trục của nửa quả táo 2. Để định vị chốt 6, chốt 7 đợc đặt xuyên qua lỗ thẳng góc với đờng trục của nửa quả táo 2.

Kết cấu nh vậy làm cho 5 viên bi luôn luôn nằm trên mặt phẳng phân giác của góc tạo bởi hai đờng tâm của hai trục các đăng, mặc dù góc giữa hai trục đó thay đổi bất kỳ. Loại các đăng đồng tốc này cho phép làm việc với góc lệnh giữa hai trục là α = 32° ữ 33°. Loại này có thể truyền mômen trong khoảng 134 - 760 KG.m.

Hình 59. Truyền động các đăng

a. kết cấu khớp các đăng cứng. 1, 5- các đoạn trục; 2, 4- các nạng; 3- trục chữ thập; 6- tấm chặn ổ bi; 7- vú mỡ; 8- van; 9- nắp ổ bi; 10- vòng chắn mỡ; 11- vòng đỡ; 12- ổ bi; 13- cốc bi.

b. truyền động các đăng. 1, 3, 9- các nạng; 4- ống then hoa; 5- đầu nối đặc có then hoa ngoài; 6- vòng cao su chắn mỡ; 7- ống cao su chắn bụi; 8- ống các đăng.

a

b

Hình 60d thể hiện cấu tạo của khớp các đăng đồng tốc gồm hai khớp đơn 1 và 6 với trục ngắn giữa chúng. Chi tiết 4 đóng vai trò trục trung gian liên kết khớp 1 với khớp 6. Sự đồng tốc đợc đảm bảo nhờ các trục 2 và 5 đợc liên kết với nhau bằng khớp cầu 3.

Chơng V. Cầu chủ động

Cầu chủ động trên ôtô, máy kéo cấu tạo bởi: truyền lực chính, vi sai, các bán trục, chúng đ- ợc đặt trong dầm cầu và truyền lực cuối cùng.

Đ1. Truyền lực chính I. Công dụng, phân loại, yêu cầu:

1. Công dụng:

- Truyền lực chính trên ôtô, máy kéo có tác dụng giảm số vòng quay truyền từ động cơ đến các bánh xe chủ động, tăng và truyền mô men quay qua bộ vi sai đến các bán trục và bánh xe chủ động của ôtô, máy kéo.

- Đảm bảo truyền chuyển động quay từ các đăng dới góc 90° đến các bán trục, đổi chiều quay của mômen từ quay quanh trục dọc thành quay quanh trục ngang của xe, máy giúp xe, máy có thể chuyển động đợc.

2. Phân loại:

Theo các bánh răng thờng dùng ta chia truyền lực chính ra các loại bánh răng côn răng thẳng, bánh răng côn xoắn, bánh răng hypôit và trục vít.

Theo số cấp truyền lực: ta có truyền lực chính một cấp hoặc hai cấp. Loại hai cấp có hai tỷ số truyền tuỳ khi gài các số truyền ở truyền lực chính. Truyền lực chính hai cấp dùng thay thế số truyền tăng ở hộp số.

Theo số cặp bánh răng ăn khớp ta chia thành:

- Loại đơn với một cặp bánh răng ăn khớp (chỉ só 1 cặp bánh răng côn hay bánh răng hypôit). Loại này thờng đặt ở ô tô vận tải loại trung bình và nhỏ, ôtô du lịch và ôtô buýt ít chỗ ngồi.

- Loại kép với hai cặp bánh răng ăn khớp (một cặp bánh răng côn hay bánh răng hypôit và một cặp bánh răng trụ). Loại kép chủ yếu đặt ở ôtô vận tải có tải trọng trung bình và lớn, và thờng đ- ợc thiết kế thành một khối nằm trong cùng một vỏ hộp.

Loại kép lại chia ra thành:

+ Bánh răng côn và bánh răng trụ trong truyền lực trung ơng.

+ Bánh răng côn trong truyền lực trung ơng và bánh răng trụ trong truyền lực cạnh (truyền lực cuối cùng).

58

Hình 60. Một số dạng khớp các đăng đồng tốc. a. các đăng đồng tốc dạng cam (hãng Tracta). 1, 4- các nạng; 2, 3- các cam; 5- vỏ

b. các đăng đồng tốc dạng cam - đĩa. 1- nạng chủ động; 2, 4- các cam; 3- đĩa; 5- nạng bị động.

c. Các đăng đồng tốc dạng bi. 1- nạng chủ động; 2- nạng bị động; 3- các rãnh lõm trong nạng; 4- các viên bi; 5- viên bi định tâm; 6, 7- các chốt

d. các đăng đồng tốc gồm hai khớp đơn. 1, 6- các khớp các đăng đơn; 2, 5- các trục; 3- khớp cầu; 4- trục trung gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Truyền lực cuối cùng không dùng trên các loại xe du lịch và vận tải nhỏ, mà thờng sử dụng trên các loại xe vận tải lớn, máy kéo xích.

ở ôtô ngày nay truyền lực chính thờng dùng loại bánh răng côn răng cong và bánh răng hypôit. Loại trục vít ít dùng (chỉ dùng trên một số ít ôtô ba cầu chủ động). Loại bánh răng côn răng thẳng không dùng trên ôtô mà chỉ dùng trên một số loại máy kéo loại nhỏ và ngày nay cũng gần nh không dùng.

3. Yêu cầu:

Truyền lực chính trên ôtô, máy kéo phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Đảm bảo tỉ số truyền cần thiết với kích thớc gọn, trọng lợng nhỏ và bảo đảm khoảng sáng gầm xe cần thiết.

- Đảm bảo hiệu suất cao và không thay đổi khi truyền lực.

- Đảm bảo độ cứng vững của vỏ, các ổ đỡ và các trục khi làm việc . - Đảm bảo vận hành êm, không ồn, bánh răng không bị va đập. - Có tuổi thọ cao, dễ bảo dỡng, kiểm tra, điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Công Nghệ Oto máy kéo 2 (Trang 57 - 59)