8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.2. Đánh giá, kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập
1.2.2.1. Đánh giá
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “đánh giá” và được xét trên những góc độ rộng, hẹp khác nhau.
- Khái niệm đánh giá theo nghĩa chung nhất có thể kể đến một số định nghĩa sau:
Theo K Uibrich: “Đánh giá là hệ thống hoạt động nhằm thu thập số liệu,
sản phẩm, báo cáo có giá trị thực về sự hiểu biết và nắm vững những mục tiêu đã đề ra” [trích theo 18].
Theo C.E. Beeby: “Đánh giá là sự thu thập và lí giải một cách có hệ thống những
bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” [trích theo 18].
Tác giả Trần Tuyết Oanh cho rằng: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, những phán đốn về thực trạng dựa vào sự phân tích thơng tin thu được trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [26; tr.5].
- Trong giáo dục, đánh giá được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau: Theo Ralph Tyler: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức
độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục” [trích theo 18].
Theo tác giả Nguyễn Cơng Khanh: “Đánh giá trong giáo dục là quá trình
thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (hiểu biết hay năng lực cả học sinh, chương trình, nhà trường...) một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học
sinh, về chương trình, về nhà trường hay đưa ra các chính sách giáo dục” [18].
Chúng tơi cho rằng: Đánh giá là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết đầy đủ và sử dụng các thông tin này để đưa ra sự phán xét về giá trị theo một quan điểm hành động nhất định.
1.2.2.2. Kết quả học tập
KQHT là một trong những thành tố quan trọng của q trình dạy học. Nó là biểu hiện cụ thể về hoạt động học tập của mỗi cá nhân và cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng dạy học.
Đa số các tác giả khi định nghĩa về KQHT đều chỉ rõ các thành tố của KQHT bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học có được sau một quá trình học tập và nêu lên mối quan hệ của các thành tố đó với mục tiêu dạy học. Điều đó có nghĩa là KQHT bao giờ cũng được so sánh với mục tiêu đặt ra để đánh giá xem mức độ người học đạt được đến đâu [10], [Trần Kiều [20]: “Dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ
đạt được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm ba mục tiêu cơ lớn là nhận thức, hành động, cảm xúc. Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ”.
Cịn tác giả Hồng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc [25] đưa ra cách hiểu về KQHT trong mối quan hệ với việc sử dụng kết quả đó để đánh giá người học với hai loại đánh giá cơ bản là đánh giá theo tiêu chí và đánh giá theo chuẩn.
KQHT là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học: 1/ Mức độ mà người học đã đạt được so với các mục tiêu đã định (theo tiêu chí); 2/ Mức độ mà người học đạt được khi so sánh với các bạn học khác (theo chuẩn).
Từ những phân tích trên chúng tơi thấy rằng: Nói đến KQHT là nói đến những thành tựu học tập trực tiếp của người học do hoạt động học tập của họ mang lại sau mỗi môn học hay sau một đơn vị học tập. Kết quả đó phải đáp ứng
được mục tiêu dạy học đã đặt ra ban đầu của mơn học. Do đó, tùy thuộc mục tiêu dạy học đạt ra như thế nào mà sẽ có kết quả học tập tương ứng như thế. Phải xác định mức độ KQHT mà người học đã đạt được phục vụ cho hoạt động đánh giá người học.
1.2.2.3. Đánh giá kết quả học tập
Vấn đề đánh giá KQHT đã được đề cập từ lâu trong giáo dục với nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào mức độ, đối tượng, mục đích của đánh giá. Song tựu chung lại có hai cách hiểu về đánh giá KQHT dựa trên hai cách hiểu khác nhau về đánh giá, đó là hiểu theo nghĩa hẹp và hiểu theo nghĩa rộng.
Cách hiểu theo nghĩa hẹp chỉ đi vào một khía cạnh nào đó mà chưa bao quát toàn bộ hoạt động đánh giá, chẳng hạn một số định nghĩa trong các từ điển hay định nghĩa của C.E Beeby [trích theo 18], Vũ Thị Phương Anh, Hoàng Thị Tuyết [2] coi đánh giá KQHT là việc đưa ra các nhận định, phán xét và nhấn mạnh đến mục đích của đánh giá. Theo cách hiểu này, đánh giá KQHT là một thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đốn về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.
Cách hiểu thứ hai theo nghĩa rộng coi đánh giá KQHT là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều khâu. Các tác giả Trần Bá Hoành [14], Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc [25] và Trần Thị Tuyết Oanh [26] đã đưa ra các định nghĩa mô tả một cách đầy đủ các khâu của hoạt động đánh giá KQHT từ thu thập thông tin (kiểm tra), so sánh, đối chiếu thơng tin với tiêu chuẩn, tiêu chí (thang đo), đưa ra nhận định, phê phán (đánh giá) và đưa ra quyết định (mục đích sử dụng đánh giá).
Chúng tôi cho rằng: Đánh giá kết quả học tập là quá trình tập hợp và phân tích thơng tin nhằm đưa ra nhận định về mức độ đạt được các kết quả học tập của người học sau một quá trình học tập so với mục tiêu đã đề ra và sử dụng chúng để đưa ra các quyết định phù hợp.