8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Một số vấn đề cơ bản về đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng
1.3.4. Nội dung đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển
Nội dung đánh giá KQHT mơn Tốn của học sinh bao gồm kiến thức, kĩ năng, năng lực được quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng trong sách giáo khoa theo từng chủ đề liên quan đến mạch kiến thức cơ bản là: số, đại số, hình học; các kĩ năng như: kĩ năng tính tốn, biến đởi, suy luận, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong thực tế đời sống,…; thông qua các bài tập, câu hỏi đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cũng như nhằm phát triển năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết các vấn đề và sáng tạo và phát triển các năng lực chuyên biệt đặc thù: năng lực tư duy, tính tốn, sử dụng ngơn ngữ tốn, sử dụng cơng nghệ thơng tin,...
Các nội dung đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học bao gồm:
- Đánh giá sự tích hợp tri thức, kĩ năng, thái độ theo một bài học thông qua sản phẩm học tập.
- Đánh giá sự hình thành năng lực, phẩm chất người học thông qua sản phẩm học tập.
1.3.5 Các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
Nguyên tắc đánh giá KQHT học tập mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là những u cầu có tính khách quan và có tác dụng chỉ đạo hoạt động đánh giá KQHT. Đánh giá KQHT mơn Tốn theo
định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Đánh giá thể hiện nguyên tắc dạy học tập trung vào học sinh. - Đánh giá thể hiện nguyên tắc tích hợp.
- Đánh giá thể hiện nguyên tắc phân hóa.
1.3.6. Các hình thức đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
Đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học rất chú trọng đến hình thức đánh giá thường xuyên, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì và đánh giá tởng kết.
- Đánh giá thường xuyên: là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện
về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các mơn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
Đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học bao gồm:
Đánh giá thường xuyên về học tập:
+ Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
+ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong q trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
+ Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đởi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:
+ Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời; + Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hồn thiện bản thân;
+ Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.
- Đánh giá định kì: là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phở thơng cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
- Đánh giá tổng kết: Đánh giá tởng kết được xác định một cách định kì
vào một thời điểm cụ thể về những gì học sinh biết và khơng biết. Nhiều đánh giá tổng kết chỉ kết hợp với các bài kiểm tra chuẩn tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng và là một phần quan trọng trong chương trình học của trường. Đánh giá tổng kết ở trường hoặc lớp học là một biện pháp để báo cáo, thường được sử dụng như là một phần của quá trình chấm điểm.
1.3.7. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học
Có nhiều phương pháp, hình thức cụ thể dùng để thu thập thơng tin cho mục đích đánh giá. Tuy nhiên, những phương pháp kiểm tra - đánh giá cơ bản thường được đề cập nhiều nhất gồm: phương pháp kiểm tra vấn đáp, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra thực hành, phương pháp quan sát.
- Phương pháp kiểm tra vấn đáp
Đó là phương pháp GV tở chức hỏi và đáp giữa GV và học sinh qua đó thu được thơng tin về KQHT mơn Tốn của học sinh sau một giai đoạn học tập nhất định.
Phương pháp kiểm tra vấn đáp thường được sử dụng để đánh giá các mục tiêu về kiến thức, các năng lực tư duy bậc cao của học sinh. Qua việc tiếp xúc trực tiếp với người học, phương pháp này còn giúp GV đánh giá thái độ của các em. Cũng có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá một số kĩ năng thực hành của học sinh nhưng không nhiều.
- Phương pháp kiểm tra viết
Đó là phương pháp kiểm tra đánh giá mà trong đó học sinh viết các câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề vào giấy. Các bài viết của học sinh sẽ là căn cứ để GV đánh giá mức độ về thành tích học tập của họ.
Đây là phương pháp kiểm tra kiểu truyền thống với hai hình thức kiểm tra phở biến là tự luận và trắc nghiệm khách quan. Hình thức trắc nghiệm khách quan được sử dụng rất tốt để đánh giá cho các mục tiêu về kiến thức nhưng lại bị hạn chế để đánh giá các mục tiêu khác. Cịn tự luận là hình thức có ưu thế rất lớn để đánh giá cho mục tiêu kiến thức và mục tiêu kĩ năng tư duy bậc cao.
- Phương pháp kiểm tra thực hành
Đó là phương pháp kiểm tra mà GV tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động thực tiễn, qua đó thu được những thơng tin về kĩ năng thực hành của học sinh. Phương pháp kiểm tra thực hành thường dùng để đánh giá các kĩ năng của học sinh. Hệ thống kĩ năng của môn học rất phong phú, đa dạng với ba dạng thể hiện chính là nói, viết và hoạt động thực hành. Tùy theo nội dung môn học, tùy vào mục tiêu đánh giá mà có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá các kĩ năng như thuyết trình, giảng bài, làm việc nhóm hoặc các kĩ năng vận động của học sinh. Việc đánh giá các kĩ năng này thường được thực hiện thông qua đánh giá các sản phẩm hay quá trình thực hiện hoạt động của học sinh. Phương pháp này đánh giá rất tốt cho mục tiêu về kĩ năng, đồng thời qua kĩ năng làm việc cũng như sản phẩm mà người học làm ra có thể đánh giá được về kiến thức cũng như năng lực tư duy và thái độ của người học.
- Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng quan sát bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng. Đây là phương pháp rất có ưu thế trong đánh giá thái độ học tập của học sinh. Phương pháp này cũng thường dùng để đánh giá quá trình hoạt động hoặc các sản phẩm do học sinh làm ra. Tuy nhiên để đánh giá kiến thức hay các kĩ năng tư duy của người học lại không phải là thế mạnh của phương pháp này.
- Tự đánh giá
Tự đánh giá là việc người học tham gia đánh giá KQHT đạt được của chính bản thân mình dựa trên các tiêu chí do GV nêu ra. Tự đánh giá giúp người học hiểu rõ những gì đã đạt được, đã tiến bộ, những gì cần cố gắng và rèn luyện cho họ cách tự học.
- Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vào việc đánh giá sản phẩm và công việc của những bạn học khác dựa trên các tiêu chí xác định. Qua việc này người học có thể học hỏi những điểm tốt hay hoặc rút kinh nghiệm từ những điểm chưa tốt của bạn, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân.
1.3.8. Các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học
Các lực lượng tham gia đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL người học ở trường Tiểu học bao gồm:
- Giáo viên giảng dạy mơn Tốn (thực hiện đánh giá): GV thực hiện đánh giá bằng các câu hỏi, bài tập và những công cụ đánh giá khác có trong sách giáo khoa hay thực hiện đánh giá bằng những ý kiến phản hồi về KQHT của học sinh.
- Học sinh: Học sinh tự đánh giá KQHT của mình bằng các bảng hỏi, bằng việc rà sốt KQHT mà mình đạt được theo hướng dẫn của GV; học sinh đánh giá KQHT của bạn bằng ý kiến phản hồi.
- Cha mẹ học sinh: Cha mẹ học sinh phản hồi về kết quả học tập của học sinh qua các nhiệm vụ học tập học sinh làm ở nhà.
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Tiểu học trong hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh động đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tại Điều 20, Điều lệ trường Tiểu học quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng nhà trường. Cụ thể:
(1) Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phịng giáo dục và đào tạo bở nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bở nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
(2) Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
(3) Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bở nhiệm lại hoặc cơng nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lý một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một trường tiểu học.
(4) Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì cơng tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về cơng tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
(5) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bở nhiệm tở trưởng, tở phó; c) Phân cơng, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; d) Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; e)
Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tở chức chính trị -xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; i) Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tở chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, Hiệu trưởng trường Tiểu học cần thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình đối với hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn của học sinh theo định hướng phát triển năng lực như: Lập kế hoạch đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh; tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh; chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh; kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh.
Quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh của người Hiệu trưởng không những tác động vào GV, học sinh, phụ huynh mà cả bản thân của người quản lý.
1.4.2. Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
Lập kế hoạch đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là quá trình xác lập mục tiêu của đánh giá KQHT mơn Tốn của học sinh theo định hướng PTNL, chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và
đảm bảo các bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đánh giá KQHT mơn học đã đặt ra.
Q trình lập kế hoạch đánh giá KQHT mơn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học bao gồm:
- Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh (về nhân lực, vật lực, tài lực…).
- Xác định các nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh.
- Xác định mục tiêu, thời điểm đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh.
- Lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh.
- Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh.
1.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là quá trình sắp xếp, phân công công việc cho các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT và thiết lập cơ chế thích hợp làm việc giữa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quả đánh giá KQHT môn học đã được đề ra.
Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học bao gồm các công việc cụ thể dưới đây: