8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh được đề xuất phải đảm bảo cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chính sách của ngành GD&ĐT; phù hợp với nguyên tắc trong quản lý giáo dục. Muốn vậy phải xác định được xu hướng phát triển của giáo dục tiểu học, hoạt động dạy học và đánh giá KQHT trong trường TH hiện nay và bằng các biện pháp cụ thể phải thực hiện được mục tiêu đã xác đinh, trong đó xem quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học của trường TH. Việc tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh phải phù hợp với điều kiện thực tế của các trường TH trong mỗi giai đoạn nhất định, tránh làm tràn lan, dập khn và máy móc.
Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh cần căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, KH&CN tại địa phương và thực tiễn đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học của nhà trường.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Về mặt lý luận, đổi mới khơng phải là xóa bỏ hồn tồn cái cũ để xây dựng cái mới, độc lập và khác biệt với cái cũ. Không thể phủ nhận những thành công trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng
PTNL học sinh của các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh thời gian qua đã đem lại những thành tích đáng kể cho hoạt động đánh giá KQHT nói riêng và hoạt động dạy học nói chung trong nhà trường. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh hiện nay cũng khơng phải là thay thế hay xóa bỏ các hình thức, phương pháp quản lý hiện thời bằng những biện pháp hồn tồn mới mà cần có tính kế thừa những yếu tố hợp lý, tích cực của các biện pháp quản lý hiện thời, tiến hành đổi mới một cách dần dần, tuần tự, bổ sung, tăng cường, điều chỉnh, cải tạo, thay thế những yếu tố chưa hợp lý, những yếu tố đã lỗi thời bằng những yếu tố mới, hợp lý hơn. Các biện pháp quản lý cũng có thể theo hướng đề xuất cách thức tổ chức các yếu tố của các hoạt động quản lý hoạt động đánh giá KQHT, cách thức tác động, vận hành các yếu tố đó trong điều kiện có thể nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý trong bối cảnh mơi trường xã hội có những thay đởi.
Theo đó, sự kế thừa có chọn lọc những biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Tốn theo định hướng PTNL học sinh trước đó sẽ không gây nên những xáo trộn lớn với hoạt động đánh giá KQHT mà sẽ dần dần phát triển và từng bước thay thế những yếu tố lạc hậu, bất cập bằng những yếu tố mới, phù hợp và hiệu quả hơn trên cơ sở cân nhắc, tính tốn đến những đặc thù của hoạt động đánh giá KQHT, hoạt động dạy học trong các trường TH.
Các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh, khắc phục được các điểm yếu của những biện pháp đang thực hiện, tận dụng tối đa việc kết hợp giữa các biện pháp cũ đang áp dụng có hiệu quả với các biện pháp mới có tính đột phá để tạo thành một bước nhảy mới về chất.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Bản thân hoạt động đánh giá KQHT là một hệ thống với nhiều yếu tố mạnh, yếu, lớn nhỏ khác nhau, cách thức tương tác, quan hệ giữa các yếu tố cũng không đơn giản. Những phần tử cấu thành nên hệ thống đó chính là các
yếu tố của hoạt động đánh giá KQHT trong nhà trường - tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau và bản thân mỗi yếu tố này cũng ln ở trạng thái vận động và phát triển. Chính sự vận động và phát triển tổng hợp, đồng bộ của các yếu tố cấu trúc này tạo nên sự vận động và phát triển chung của hoạt động đánh giá KQHT. Khi nghiên cứu, phân tích về quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH khơng thể khơng phân tích về các yếu tố này, đồng thời xác định vị trí, vai trị, chức năng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau. Bên cạnh đó, khi tìm phương hướng tác động, nâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động đánh giá KQHT cũng không thể xem nhẹ mối quan hệ giữa bản thân hệ thống các yếu tố cấu thành hoạt động đánh giá với môi trường xã hội, môi trường khoa học kỹ thuật…
Quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động đánh giá KQHT có nghĩa là xác định biện pháp quản lý phù hợp để tác động vào hệ thống, tạo điều kiện cho hệ thống hoạt động hiệu quả.
Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở các trường TH thành phố Móng Cái, Quảng Ninh đưa ra để giải quyết một nhiệm vụ nhất định phải nằm trong hệ thống các biện pháp đã có và sẽ có nhằm đạt mục tiêu chung. Các biện pháp phải tạo sự đồng bộ, nhất quán, tránh được sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện. Việc thực hiện các biện pháp sẽ phát huy được tính mới trong hệ thống, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý. Mỗi biện pháp là một mắt xích trong chuỗi hệ thống, có mối quan hệ và hỗ trợ để tạo nên tính đồng bộ và hiệu quả cho q trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh ở mỗi trường TH. Nếu một biện pháp nào đó được xem nhẹ thì tính hiệu quả của các biện pháp sẽ giảm và không đạt được mục tiêu quản lý đề ra.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá được tính hiệu quả của một biện pháp quản lý được đưa ra. Để đảm bảo tính khả thi địi hỏi sự sáng tạo không ngừng của chủ thể quản lý, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi, có hiệu quả thiết thực. Các biện pháp đề xuất cần phát huy các ưu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH.
Tính khả thi yêu cầu các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH phải được xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tượng, điều kiện; chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lý giáo dục; có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các liên đới tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn trong Trung tâm; đảm bảo kết hợp cân đối giữa yêu cầu và năng lực, giữa quyền hạn và trách nhiệm.
Để có thể triển khai thuận lợi trong thực tiễn quản lý hoạt động đánh giá KQHT mơn Tốn theo định hướng PTNL học sinh của các trường TH, các biện pháp được đưa ra phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà trường, tránh xa rời thực tiễn; tránh áp đặt các ý kiến chủ quan.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập mơn Tốn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành