Năng lực và phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.3. Năng lực và phát triển năng lực

1.2.3.1. Năng lực

Năng lực là vấn đề được các nhà Tâm lí học trong nước và ngồi nước bàn luận từ rất lâu. Xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa. Khi xem xét các quan điểm đó một cách hệ thống, chúng tơi thấy có hai hướng nghiên cứu chủ yếu sau đây:

* Hướng thứ nhất, xem NL là tổ hợp các phẩm chất, thuộc tính tâm lý,

sinh lý độc đáo của cá nhân đảm bảo cho các hoạt động đạt được kết quả tốt

[11], [16], [28], [33].

Theo tác giả A.G. Covaliov: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả” [11; tr.90].

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [33, tr.213].

Theo tác giả Bùi Văn Huệ: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo

của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [16, tr.141].

Như vậy, các định nghĩa trên cho rằng NL là tở hợp các thuộc tính, phẩm chất tâm lý, sinh lý độc đáo của một cá nhân, như là những tiền đề xuất phát, những tiềm năng, khi nó phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của một hoạt động nào đó, sẽ đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả tốt.

* Hướng thứ hai, xem NL là việc thực hiện có hiệu quả những hoạt động

cụ thể trong bối cảnh nhất định

Theo Barnett (1992): “Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng và

F.E.Weinert khẳng định: “NL là tổ hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được, cũng như sự sẵn sàng giải quyết các vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp” [48, p 17].

Từ những phân tích trên, trong luận luận này, chúng tôi sử dụng khái niệm

Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, các thuộc tính tâm lí cá nhân và tích hợp chúng một cách hợp lí để thực hiện thành công một hoạt động cụ thể trong bối cảnh nhất định.

1.2.3.2. Phát triển năng lực

Theo quan điểm duy vật biện chứng, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện; là biến đởi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Theo Từ điển Giáo dục, thuật ngữ phát triển được giải nghĩa là “Vận động tiến triển theo

chiều hướng tăng lên” [15]. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [28].

Như vậy, phát triển là q trình biến đởi theo chiều hướng từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từ chưa hoặc ít hiệu quả đến hiệu quả. Trong phạm vi chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển thường gắn liền với NL người học và phát triển toàn diện NL người học là mục tiêu mới của các nền giáo dục trên thế giới.

Phát triển NL là quá trình mở rộng và nâng cao hệ thống NL cần có của cá nhân để thực hiện hoạt động một cách hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra. Quá trình này nhằm biến đổi hệ thống NL của cá nhân theo hướng tích cực, hình thành những NL chưa có và nâng cao những NL đã được hình thành từ mức độ thấp lên mức độ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)