8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát
Lập kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là quá trình xác lập mục tiêu của đánh giá KQHT môn Toán của học sinh theo định hướng PTNL, chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và
đảm bảo các bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đánh giá KQHT môn học đã đặt ra.
Quá trình lập kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học bao gồm:
- Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh (về nhân lực, vật lực, tài lực…).
- Xác định các nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Xác định mục tiêu, thời điểm đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
1.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là quá trình sắp xếp, phân công công việc cho các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT và thiết lập cơ chế thích hợp làm việc giữa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quả đánh giá KQHT môn học đã được đề ra.
Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học bao gồm các công việc cụ thể dưới đây:
- Xác định các bộ phận chức năng trong nhà trường tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh (các bộ phận trực tiếp, gián tiếp).
- Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và phân công công việc cho các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Theo dõi, đánh giá điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
Tổ chức hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh đã đề ra. Để tổ chức tốt các hoạt động cần có sự sắp xếp, phân phối các nguồn lực, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong tổ chức từ sự phân công cụ thể trong ban lãnh đạo đến các phòng ban chức năng, lực lượng GV và các bên có liên quan trong nhà trường. Đây là cơ cấu tổ chức qui rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận nằm trong nhà trường; chất lượng hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh thể hiện ở tính thiết thực, rèn kỹ năng, nghiệp vụ cho từng chức danh lãnh đạo, nhân viên, các bộ phận thuộc nhà trường, giúp họ chủ động vận dụng linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa từng cá nhân, từng bộ phận trong quá trình vận hành hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà họ đang đảm nhận.
1.4.4. Chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
Chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là quá trình tác động, tổ chức liên kết các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT môn học để thực hiện mục tiêu đánh giá đã đặt ra.
Nội dung công việc chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học bao gồm:
- Xác định thứ tự các công việc ưu tiên cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Xây dựng, hoàn thiện và ban hành những văn bản có liên quan đến hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Tổ chức, triển khai thực hiện các quyết định có liên quan đến hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ cho hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
Chỉ đạo là một chức năng mang tính điều hành, điều khiển khi hoạt động đã diễn ra trong thực tế. Chỉ đạo bao gồm cả hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên mọi thành viên trong nhà trường thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh đã đề ra.
Hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh là hoạt động xuyên suốt của một nhà trường, giúp nhà trường thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình. Đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh cũng vậy cho nên để đạt được hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo, ngoài phân công công việc cho từng cá nhân, tập thể thực hiện thì Hiệu trưởng trường Tiểu học nên chú ý vào việc liên kết các thành viên, tổ chức cùng thực hiện công việc, đồng thời, trong quá trình chỉ đạo thực hiện cần đồng thời ngăn chặn, phê phán những sai trái, vi phạm thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ.
Chỉ đạo là khâu đã đi vào thực tế hoạt động, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu các nhà trường thì đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh (Tổ chuyên môn) cần phải có những biện pháp thực hiện đối với hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Trong quá trình chỉ đạo cần phải kiểm tra và đánh giá được tiến độ thực hiện công việc của từng bộ phận. Chỉ đạo không thể thiếu đôn đốc, nhắc nhở. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo sự ổn định của hoạt động đánh giá
KQHT trong hiện tại, so sánh kết quả đó với các mục tiêu của hoạt động đánh giá KQHT môn học đã đề ra và thực hiện các hành động để đưa kết quả hiện tại về gần kết quả dự kiến đã được đặt ra một cách cụ thể.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
Kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học là quá trình theo dõi giám sát, đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn học đã đặt ra.
Nội dung công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học bao gồm:
- Xác định và quán triệt các tiêu chí đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Điều chỉnh những vấn đề cần thiết trong thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học
1.5.1. Các yếu tố thuộc về nhà quản lý
Các yếu tố này bao gồm:
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Năng lực quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh của Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý trong nhà trường (Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn...).
- Tính tích cực của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
- Mức độ thực hiện kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
Đây là nhân tố quyết định đến quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học. Bởi CBQL nhà trường là những người trực tiếp làm công tác quản lý. Trong trường Tiểu học học thì CBQL nhà trường bao gồm có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng tổ chuyên môn. Ở mỗi cấp quản lý thì sẽ có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng nhìn chung trong quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh đều cần tới những năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của nhà quản lý.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn chiến lược cũng như ra quyết định về sự phát triển của nhà trường trong thời gian lâu dài. Phó Hiệu trưởng là người hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong quá trình triển khai các vấn đề quản lý. Các Tổ trưởng tổ chuyên môn là những người tiếp nhận quyết định quản lý và trực tiếp triển khai tới từng đơn vị mà mình phụ trách. Trong quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh cũng vậy nếu những cán bộ quản lý không có năng lực quản lý thì sẽ không thực hiện được đúng chức năng và nhiệm vụ của mình được phân công. Ngoài ra khi đề cập đến quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh trong nhà trường phải rất chú trọng đến chuẩn đạo đức của cán bộ quản lý. Bởi người quản lý phải là người tiên phong, chịu trách nhiệm với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh trong nhà trường.
1.5.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên
Các yếu tố này bao gồm:
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và năng lực tổ chức, thực hiện đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh.
- Ý thức trách nhiệm của GV trong hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
GV giảng dạy môn Toán là chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học môn học này cho học sinh trong nhà trường. Đội ngũ GV môn Toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học môn học nói chung và chất lượng đánh giá KQHT môn học theo định hướng PTNL người học.
GV còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng người học. Vì vậy có thể xem họ là cầu nối quan trọng để truyền đạt kế hoạch dạy học và đánh giá KQHT môn học đến người học. Ngoài ra khi chất lượng GV trong nhà trường cao thì chất lượng của người học sẽ được đảm bảo. Chính bản thân họ sẽ thừa nhận khả năng của mình và thừa nhận khả năng của đồng nghiệp để cùng hợp tác trong quá trình dạy học, cũng như trong hoạt động đánh giá KQHT môn học theo định hướng PTNL học sinh.
Chính vì thế, khi chất lượng giáo viên cao thì quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh sẽ đạt được hiệu quả cao và ngược lại.
1.5.3. Các yếu tố thuộc về học sinh
Các yếu tố này bao gồm:
- Nhận thức và ý thức học tập của học sinh. - Khả năng tự đánh giá KQHT của học sinh. - Ý thức tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT.
Học sinh là vừa là đối tượng của quá trình dạy học, vừa là chủ thể của quá trình tự học. KQHT nằm ở nhân tố học sinh và do chính học sinh quyết định.
Do đó, nhận thức, ý thức học tập của học sinh cùng với khả năng tự đánh giá KQHT và ý thức tham gia vào hoạt động đánh giá KQHT ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh.
1.5.4. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Các yếu tố này bao gồm:
- Các văn bản pháp quy về đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
- Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
- Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các khoa đào tạo SĐH và các bộ phận liên quan đến đào tạo SĐH.
- Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
- Công nghệ thông tin phục vụ đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
- Việc thực hiện chế độ khen thưởng, tạo động lực cho các lực lượng tham gia đánh giá KQHT nói chung và KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau: Việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về đánh giá KQHT, đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh, quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh đã giúp cho tác giả luận văn khẳng định đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã là những tham khảo tốt để xác định khung lí luận của đề tài.
Quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học môn học và kết quả phát triển NL của học sinh. Quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh diễn ra thường xuyên, liên tục; quá trình quản lý luôn luôn có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với những yêu cầu của bối cảnh mới...
Để thực hiện quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở trường Tiểu học, cán cán bộ quản lý mà trực tiếp là Hiệu trưởng nhà trường cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, có kết quả hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh; đồng thời nhận diện đúng đắn và khai thác triệt để ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ở những chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH
PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH