Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn từ khách hàng của ACB (đơn vị: tỷđồng) Năm Tiền gửi huy động từ khách hàng của ACB 2008 75,113.00 2009 108,992.00 2010 137,881.00 2011 185,637.00 6 tháng đầu năm 2012 145,616.00
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của ACB qua các năm từ 2008 đến 30/06/2012)
Biểu đồ 2.1: Tiền gửi huy động từ khách hàng của ACB (đơn vị: tỷđồng)
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của ACB qua các năm từ 2008 đến 30/06/2012)
Qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ, ta thấy tình hình huy động vốn từ khách hàng của ACB tăng trưởng mạnh qua các năm và tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước rất nhiều. Tiền gửi của khách hàng cuối năm 2008 là 75.113 tỷ đồng, tăng lên đến 108.992 tỷ đồng vào cuối năm 2009, tăng 45,10%. Tương tự, năm 2010 tăng 26,51% so với năm 2009 và đến cuối năm 2011 tiền gửi của khách hàng tại ACB tăng 34,64% so với năm 2010, trong khi bình quân ngành tăng 14.4%.
đồng. Trong đó chủ yếu gồm tiền gửi tiết kiệm 101,298 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn 23,667 tỷ đồng, tiền gửi không kỳ hạn 14,415 tỷ đồng, phần còn lại là tiền gửi ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dụng là 6,236 tỷđồng.
Như vậy, có thể thấy nguồn tiền huy động chủ lực của ACB đến từ khu vực dân cư khi tiền gửi tiết kiệm chiếm tới gần 70% tổng vốn huy động khách hàng.
Phát hành giấy tờ có giá đến cuối tháng 6/2012 là 53,968 tỷ đồng, tăng nhẹ 6.4% so với cuối năm 2011. Khoản mục này bao gồm Trái phiếu có kỳ hạn từ 2-10 năm có tổng giá trị là 5,790 tỷ đồng và đáng lưu ý là chứng chỉ tiền gửi vàng dưới 12 tháng là 48,104 tỷđồng và từ 12 tháng-5 năm là gần 74 tỷđồng .
Ngoài ra, nghĩa vụ nợ của ACB còn có 19,672 tỷ đồng Tiền gửi của các TCTD khác và 22,471 tỷđồng Các khoản nợ khác.
Đặc biệt, riêng vềđối tượng khách hàng cá nhân, theo thống kê của ACB đến tháng 6/2012 thì số lượng khách hàng cá nhân của ngân hàng khoảng 1.5 triệu khách hàng, mang lại cho ACB nguồn thu nhập chiếm 45% nguồn thu nhập của ngân hàng, với số dư tiền gửi vào khoảng 101 nghìn tỷđồng, chiếm 70% số dư tiền gửi của toàn hệ thống. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, ACB chọn khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể nói, trong thời gian vừa qua, ACB đã rất thành công trong hoạt động huy động vốn. Chính uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm, mạng lưới phân phối rộng rãi và điều quan trọng nhất là chất lượng dịch vụđược đánh giá là khá hòan hảo đã giúp cho ACB thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.