Công cụ chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 26 - 28)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.2.2.1. Công cụ chung

Theo thông lệ quốc tế có mười công cụ được sử dụng quản trị rủi ro tác nghiệp, cụ thể:

- Tự đánh giá rủi ro (RSA)

- Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (RCSA)

- Báo cáo dấu hiệu rủi ro chính (KRIS)

- Báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp

- Theo dõi hành động khắc phục của kiểm toán

- Phê duyệt và rà soát sản phẩm mới

- Phân tích kịch bản

- Phân tích so sánh

- Vốn yêu cầu và vốn dự phòng cho rủi ro tác nghiệp

1.2.2.2. Các công cụ quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng

- Công cụ tự đánh giá rủi ro và kiểm soát : sử dụng bảng câu hỏi để xác định

rủi ro, tổ chức hội thảo, thảo luận để tự đánh giá và kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng.

- Công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp: dùng để xác định tất cả các dấu

hiệu rủi ro trong các mặt nghiệp vụ của hoạt động tín dụng; lấy dữ liệu để xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro tác nghiệp; Là căn cứ xây dựng ma trận rủi ro tác nghiệp làm cơ sở cho kiểm toán nội bộ thực hiện việc kiểm toán theo định hướng rủi ro; từ đó làm cơ sở xây dựng các phương án để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của Hội sở chính.

- Công cụ báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp: được sử dụng để xây dựng bộ dữ

liệu về tổn thất rủi ro tác nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc lượng hoá tần suất xảy ra và mức độ tổn thất của các nhóm rủi ro cơ bản tập hợp thông tin cung cấp cho Ban lãnh đạo về tổn thất từ các sự cố rủi ro tác nghiệp để đưa ra các biện pháp khắc phục, ngăn chặn, phòng ngừa và tính toán vốn dự phòng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng.

- Công cụ phê duyệt và rà soát sản phẩm mới: rà soát, đánh giá, xem xét đầy

đủ các yếu tố rủi ro cung cấp sản phẩm tín dụng mới, nhận định đầy đủ những rủi ro có thể phát sinh khi thực hiện cung cấp sản phẩm mới, lượng hoá những rủi ro để xác định mức độ tổn thất tối đa mà ngân hàng có thể gánh chịu từ những loại rủi ro này, từ đó xây dựng các giải pháp để ngăn ngừa rủi ro xảy ra khi cung cấp sản phẩm tín dụng mới nhằm đảm bảo quá trình cung cấp sản phẩm mới được an toàn và hiệu quả.

- Công cụ bảo hiểm: bảo hiểm là công cụ quản trị rủi ro đem lại những lợi ích

trực tiếp và gián tiếp trong quá trình quản trị RRTN trong hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính.

Lợi ích trực tiếp Lợi ích gián tiếp

Bảo hiểm làm giảm những giá trị tổn thất có nguyên

nhân từ RRTN

- Sử dụng các biện pháp kiểm soát tổn thất và các dịch vụ quản trị rủi ro được cung cấp từ các hãng bảo hiểm;

- Sử dụng các biện pháp theo dõi và điều tra từ các công ty bảo hiểm trong quá trình quản trị rủi ro;

- Chi phí và hành vi bảo hiểm sẵn có sẽ khuyến khích giảm thiểu tối đa những thiệt hại từ RRTN;

- Nhận thức trong quá trình quản trị rủi ro chi phối, cân nhắc việc quyết định nên tránh hay chấp nhận rủi ro.

- Tăng vị thế của tổ chức tài chính từ việc sử dụng công cụ bảo hiểm trong công tác quản trị RRTN.

Với những lợi ích đó, công cụ bảo hiểm đã ngày càng phổ biến và gắn bó chặt chẽ đối với công tác quản trị RRTN trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

- Công cụ vốn dự phòng cho rủi ro tác nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)