7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.2.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt
trong hoạt động tín dụng
Sau khi đã thống kê và phân nhóm nghiệp vụ, phòng QTRR phối hợp với các phòng có liên quan tại Chi nhánh, thực hiện đo lường rủi ro nội tại đối với từng nghiệp vụ. Phương pháp đo lường rủi ro nội tại được thực hiện như sau:
Xác định điểm rủi ro nội tại đối với từng nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng thực hiện theo mẫu của phòng QTRR, căn cứ trên 03 yếu tố: tầm quan trọng chiến lược, mức độ phức tạp, lịch sử RRTN của nghiệp vụ tín dụng.
Điểm rủi ro nội tại = ∑ (Điểm chỉ tiêu Ri x Trọng số), i= 1,3 Trong đó:
Chỉ tiêu Tên nhóm chỉ tiêu Trọng số
R1 Tầm quan trọng chiến lược 25%
R2 Mức độ phức tạp 35%
R3 Lịch sử RRTN 40%
(i) R1: Tầm quan trọng chiến lược của nghiệp vụ được chia thành các nhóm mức độ và điểm tương ứng như sau:
Mức độ Diễn giải Điểm rủi ro
Chiến lược
Nghiệp vụ có ảnh hưởng tới định hướng, chiến lược phát triển trong tương lai của ngân hàng
10
Bảng theo dõi phải bao gồm, nhưng không hạn chế những nội dung cơ bản sau: nội dung sai/lỗi, số lần xảy ra, thời gian xảy ra, bộ phận xảy ra, đối tượng gây ra, tổn thất do sai/lỗi gây ra (nếu có), biện pháp để khắc phục và phòng ngừa.
- Tổng hợp báo cáo sai/lỗi của các bộ phận nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng.
- Thu thập các kết luận của các đoàn kiểm tra, thanh tra Ngân hàng Nhà nước, kiểm tra, kiểm toán bên ngoài (nếu có).
- Tổng hợp các kết quả thực hiện các giải pháp khắc phục của đợt báo cáo trước.
- Trên cơ sở các tài liệu và báo cáo tổng hợp, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng sai/lỗi của đơn vị trong kỳ báo cáo, so sánh với các1kỳ báo cáo trước. Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu hướng biến động của các loại sai/lỗi.
- Xây dựng kế hoạch, phương án giảm thiểu rủi ro.
Tổng hợp, phân tích, báo cáo lỗi
Căn cứ vào số liệu nhập trong Chương trình quản lý dữ liệu sai/lỗi và báo cáo của các đơn vị, đối với quý I, II, III, chậm nhất vào ngày 30 tháng cuối quý, phòng QTRR thực hiện:
- Tổng hợp, đánh giá, phân tích thực trạng RRTN trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
- Phối hợp với các phòng ban có liên quan tại Chi nhánh, đưa ra các biện pháp, giải pháp để giảm thiểu hoặc kiểm soát RRTN theo từng nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng.
Báo cáo sai/lỗi bao gồm các nội dung chính sau:
- Đánh giá tổng quan thực trạng sai/lỗi trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh (tổng quan về các sai/lỗi tác nghiệp trong hoạt động tín dụng thực tế, số lượng và mức độ ảnh hưởng của các sai/lỗi nếu có).
- So sánh và giải thích xu hướng biến động của các sai/lỗi so với các kỳ báo cáo trước.
- Tổng quan về các sai/lỗi chấp nhận được cùng với những giải trình theo từng mảng nghiệp vụ tín dụng.
- Tổng quan về các biện pháp giảm thiểu hoặc kiểm soát RRTN được đề xuất cho từng mảng nghiệp vụ tín dụng cụ thể.
- Tổng quan về việc tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu hoặc kiểm soát RRTN trong hoạt động tín dụng.
( Nguồn : Quyết định 4555/QĐ/QLRR )