Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 84 - 85)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2.6. Giải pháp khác

- Đối với hoạt động tín dụng, trách nhiệm của Trưởng các phòng phải thường xuyên nhắc nhỡ, lưu ý, hướng dẫn cán bộ trong hoạt động cấp tín dụng, định kỳ phải tự tổ chức và trực tiếp tham gia vào việc rà soát hồ sơ tín dụng liên quan phòng mình tối thiểu một lần đối với các giao dịch phát sinh mới liên quan về cho vay, về tài sản bảo đảm, ...

- Yêu cầu các Phòng cập nhật sai sót do tác nghiệp hàng ngày để đối chiếu kết quả hậu kiểm, kết quả kiểm tra nghiệp vụ,... nhằm phản ánh đầy đủ các sai sót, đồng thời lưu ý các Phòng/bộ phận giao dịch khách hàng tránh lặp lại sai sót.

- Bố trí khối lượng công việc phù hợp với khả năng xử lý, kinh nghiệm của cán bộ, tránh tình trạng bố trí khối lượng công việc vượt quá khả năng xử lý của cán bộ hoặc bố trí công việc không phù hợp với sở thích, trình độ đào tạo của cán bộ dẫn đến sai sót, rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

- Xây dựng đội ngũ quản trị rủi ro hiệu quả.

Nhân sự tài năng: Phó Giám đốc quản trị rủi ro của chi nhánh phải thực sự

có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng để có thể tham mưu cho Ban lãnh đạo BIDV về mối quan hệ lợi nhuận – rủi ro trong các quyết định kinh doanh của BIDV. Chìa khóa để thành công trong việc quản trị rủi ro của các doanh nghiệp chính là bổ

nhiệm được những giám đốc/phó giám đốc quản trị rủi ro thực sự tài năng và những giám đốc/phó giám đốc quản trị rủi ro này được hưởng các quyền lợi tương đương giám đốc Chi nhánh.

Tách bạch vai trò và nhiệm vụ: Cần phải tách biệt rõ ràng vai trò của các cấp

quản trị rủi ro, đó là những người thiết lập các chính sách và giám sát việc thực hiện các chính sách đó với những người phát hiện và quản trị các rủi ro.

Làm rõ trách nhiệm từng cá nhân: Các chức năng quản trị rủi ro đòi hỏi phải

có bảng mô tả công việc rõ ràng, ví dụ thiết lập, xác định và kiểm soát các chính sách. Mối liên kết cũng như tính ràng buộc trách nhiệm cũng cần được xác định rõ, đặc biệt giữa bộ phận quản trị rủi ro của doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh trực thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)