Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 44 - 48)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.2. Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Qua phân tích các sự cố trên, chúng ta có thể tổng kết được một vài nguyên nhân phát sinh và rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đều rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, một hệ thống tốt đến đâu nhưng không được triển khai, tuân thủ một cách nghiêm túc thì sẽ không đạt kết quả tốt.

- Cần ban hành quy định chặt chẽ: Nhìn lại các thủ đoạn lừa đảo ngân hàng chúng ta thấy nó vừa không mới, vừa đơn giản, nhưng các ngân hàng vẫn mắc phải, vẫn bị thiệt hại, điều đó cho thấy công tác quản trị tại các Ngân hàng có nhiều tồn tại, quy trình, quy định còn nhiều lỗ hổng, bên cạnh đó công tác giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy trình, quy định được thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

- Ngân hàng cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ khoản vay và các khoản bảo lãnh, nhất là các khoản vay tín chấp.

- Thành lập quy chuẩn thống nhất cho hoạt động bảo lãnh: Hầu hết các Ngân hàng đều chưa có quy chuẩn thống nhất cho dịch vụ bảo lãnh nên còn những lỗ hổng về pháp lý, rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó việc chưa có hệ thống phần mềm kiểm soát và phê duyệt thông qua các bộ phận chức năng (bộ phận tác nghiệp và bộ phận tín dụng) nên việc kiểm soát rủi ro chưa chặt chẽ. Hơn nữa, việc phát hành thư bảo lãnh phải đảm bảo tách bạch giữa khâu đề xuất và phê duyệt phát hành bảo lãnh, một lãnh đạo Chi nhánh không được ký phê duyệt đề xuất bảo lãnh đồng thời phê duyệt phát hành bảo lãnh, ký trên cam kết bảo lãnh. Điều đó, có thể dẫn đến rủi ro của HDBank Thăng Long (Sự cố 01-02) nói trên vẫn có thể phát hành chứng thư bảo lãnh mà không phải đăng ký, kiểm soát qua hệ thống. (Không loại trừ đây là trường hợp do rủi ro đạo đức của Giám đốc Ngân hàng).

- Phải thận trọng trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm cho tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

- Một bộ phận không nhỏ cán bộ tín dụng còn giữ tâm lý lơ là, đơn giản, nhận thức về quản trị rủi ro tác nghiệp chưa cao, cán bộ ngân hàng đôi khi tỏ ra chủ quan, thiếu nghiêm túc trong quá trình thẩm tra, phê duyệt các quyết định vay vốn.

- Cần trang bị kiến thức đầy đủ cho cán bộ tín dụng: Đôi khi các cán bộ ngân hàng chưa được trang bị kiến thức đầy đủ nhằm đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của công việc. Trong trường hợp sự cố 05 và 06, cán bộ ngân hàng không thực sự am hiểu về việc định giá tài sản đảm bảo nên nhiều khi việc kiểm tra thực tế chỉ dừng ở việc nhận thấy có cà phê trong kho nhưng không biết là bao nhiêu tấn, thấy sắt thép ở xưởng là cảm thấy yên tâm tài sản bảo đảm vẫn thuộc sở hữu của công ty đi vay.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng cũng như nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV Hóc Môn. Những nội dung đã được nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại BIDV ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV HÓC MÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)