Mô hình tổ chức, bố trí cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 79 - 80)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2.1. Mô hình tổ chức, bố trí cán bộ

Chi nhánh nên tách phòng Quản trị rủi ro hiện tại thành phòng quản trị rủi ro chịu trách nhiệm kiểm tra nội bộ, quản trị rủi ro tác nghiệp và các loại rủi ro khác, phòng QTRR tín dụng chịu trách nhiệm quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng vì hiện nay chức năng nhiệm vụ của phòng Quản trị rủi ro tại Chi nhánh tương đối nhiều, số lượng cán bộ tương đối ít nên khối lượng công việc nhiều, không thể phân công cán bộ theo mảng nghiệp vụ để có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu, đa số thực hiện hoạt động tín dụng để đáp ứng nhu cầu khách hàng và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, chưa chú trọng đúng mức đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, phòng nghiệp vụ có liên quan trong quá trình tác nghiệp. Bộ phận QTRRTN phải độc lập với bộ phận kinh doanh và được tổ chức theo chiều dọc từ chi nhánh đến các đơn vị trực thuộc chi nhánh.

Thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo đúng quy định, áp dụng chế độ nghỉ phép đối với cán bộ nhân viên đúng yêu cầu.

Bố trí cán bộ cho các bộ phận nghiệp vụ tín dụng theo đúng năng lực trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ của từng bộ phận, đảm bảo đủ số lượng cho hoạt động của bộ phận nghiệp vụ tín dụng.

Đặc biệt, hiện cán bộ của phòng QTRR kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ: RRTN, rủi ro tín dụng, kiểm tra nội bộ, công tác khác…điều này làm cho cán bộ không

chuyên hóa vai trò và trách nhiệm của mình. Do đó, Chi nhánh nên thực hiện phân công lại nhiệm vụ cán bộ phòng QTRR cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)