Công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 63 - 64)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.2.3.1. Công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp

Mục đích: Báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp để xác định các loại rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh của bộ phận tín dụng. Bên cạnh đó, báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp còn cung cấp kịp thời cho Ban giám đốc những dấu hiệu về rủi ro cao.

- Nội dung báo cáo dấu hiệu rủi ro: Báo cáo rủi ro tác nghiệp phải thể hiện được các nội dung sau:

 Đánh giá khái quát tình hình thực hiện các biện pháp khắc phục rủi ro tác nghiệp của kỳ báo cáo trước.

 Tổng hợp các sai sót tác nghiệp/dấu hiệu rủi ro: số lượng cũng như giá trị tổn thất thực tế hoặc ước tính của các sai sót/dấu hiệu rủi ro theo mảng hoạt động tín dụng.

 Tổng hợp những xu hướng biến đổi mức độ rủi ro của các sai sót/dấu hiệu rủi ro so với các kỳ báo cáo trước. Đánh giá nguyên nhân của những xu hướng biển đổi này.

 Tổng hợp các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro theo mảng hoạt động tín dụng.

- Tần suất thực hiện báo cáo dấu hiệu RRTN trong hoạt động tín dụng: Từ năm 2015 đến năm 2017: Định kỳ 3 tháng 1 lần.

- Phương pháp thực hiện: Báo cáo dấu hiệu rủi ro được thực hiện theo phương pháp thống kê.

Các Phòng Quan hệ khách hàng và Phòng Quản trị tín dụng lập báo cáo dấu hiệu rủi ro đã xảy ra trong hoạt động tín dụng của phòng mình và gửi báo cáo cho Phòng QTRR theo định kỳ mỗi tháng/lần. Phòng QTRR sẽ tổng hợp báo cáo về hoạt động tín dụng vào file excel chung gồm 14 mặt nghiệp vụ (Huy động tiền gửi; Chuyển tiền; Dịch vụ ATM; Ngân quỹ; Luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng từ hạch toán kế toán; Điện toán; Tín dụng; CIF; thanh toán quốc tế; Tổ chức cán bộ; kinh doanh ngoại hối; QTRR; tài chính; kiểm tra nội bộ) và nhập thông tin vào chương trình, bản giấy được gửi về Ban QLRRTT & TN, thông tin nhập vào chương trình QTRRTN của BIDV sau khi duyệt tại Chi nhánh số liệu sẽ được chuyển về HSC. Ban QLRRTT&TN tổng hợp báo cáo toàn hệ thống và báo cáo Ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo BIDV chỉ đạo thực hiện các giải pháp. Các chi nhánh triển khai thực hiện các giải pháp và báo cáo kết quả về Hội sở chính.

- Thời gian Chi nhánh gửi báo cáo về Ban QLRRTT& TN: Đối với báo cáo quý I, II, III: số liệu chốt đến hết ngày 20 tháng cuối quý, thời gian nhập dữ liệu vào chương trình chậm nhất ngày 25 tháng cuối quý; quý IV số liệu chốt đến ngày 10/12, thời gian nhập dữ liệu vào chương trình chậm nhất 15/12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)