7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.2.4.2. Đo lường rủi ro tác nghiệp
Đo lường rủi ro tác nghiệp là việc xác định mức độ rủi ro của các loại rủi ro tác nghiệp xảy ra trong nghiệp vụ tín dụng. Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro rất khó nhận biết vì thế việc đo lường cũng rất khó khăn. Có hai phương pháp đo lường thường được sử dụng đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng:
- Phương pháp định tính: Là việc phân tích đánh giá, nhận xét chủ quan của mỗi ngân hàng thương mại về mức độ tốt – xấu, lớn – nhỏ; tính nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định. Phương pháp định tính được sử dụng để đo lường các rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức cán bộ và an toàn nơi làm việc; liên quan đến chính sách và các quy trình nội bộ. Có ba chỉ tiêu định tính:
Xếp hạng của kiểm soát nội bộ
Khuyến cáo của kiểm tra, thanh tra bên ngoài
Thông tin báo chí
- Phương pháp định lượng: đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro, tổn thất của từng loại rủi ro đã được xác định.
Bảng 1.1 : Chỉ tiêu đo lường rủi ro tác nghiệp trong HĐTD
Sự cố Chỉ tiêu đo lường RRTN
Gian lận Số lượng gian lận nội bộ Số lượng gian lận bên ngoài Khiếu nại và tranh chấp của
khách hàng
Số lượng khiếu nại và tranh chấp Số lượng khiếu nại vượt quá X ngày Vị trí công việc bị bỏ trống Tỷ lệ % vị trí bỏ trống
Số lượng vị trí bỏ trống vượt quá X ngày
Chính sách sản phẩm Số sản phẩm được đưa ra nhưng không hoàn thành như dự kiến
Số sản phẩm triển khai chậm
Lỗi, sai sót Số lượng đối với từng mặt nghiệp vụ/sản phẩm Số vi phạm quá giới hạn
Số lượng giao dịch quá hạn trong quá trình xử lý CNTT Số lượng và thời gian ngừng hệ thống theo kế
hoạch
Số lượng và thời gian ngừng hệ thống không theo kế hoạch
Vi phạm quy định Số vi phạm/phạt/cảnh cáo vi phạm quy định của cơ quan/luật pháp
Nguồn: KPMG International 2007