7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
3.4.3. Kiến nghị Chính phủ
- Ngành Ngân hàng là một trong những ngành quan trọng, huyết mạch trong nền kinh tế đất nước, do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhanh chóng nghiên cứu ban hành khung pháp lý, các tiêu chuẩn, điều kiện để các Ngân hàng thương mại hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nghiên cứu, có lộ trình chuẩn bị triển khai áp dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng mình nhằm đảm bảo khi áp dụng mang lại hiệu quả cao, phát huy được tính kế thừa, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài.
- Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành hoàn chỉnh các văn bản pháp luật giúp các TCTD có đủ cơ sở pháp lý tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh thông thoáng và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã nêu định hướng phát triển của BIDV Hóc Môn đến năm 2020, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV, đồng thời có đưa ra một số kiến nghị ngân hàng nhà nước Việt Nam và Chính phủ để giúp cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hóc Môn nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động của NHTM là nghiệp vụ đã khá quen thuộc đối với các Tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, công tác này còn khá mới. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam rộ lên các vụ án kinh tế liên quan đến hoạt động ngân hàng và trong đó liên quan đến yếu tố rủi ro tác nghiệp. Từ đó, QTRRTN được các ngân hàng xem trọng hơn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng đầu tiên tổ chức triển khai thực hiện QTRRTN tại ngân hàng mình. Tuy có nhiều nỗ lực, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các ngân hàng khác trong quá trình áp dụng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp nhưng vẫn chưa hoàn thiện.
Với mức độ ảnh hưởng của RRTN đối với hoạt động ngân hàng tác giả đã chọn nghiên cứu các nội dung về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt đông tín dụng của BIDV cụ thể là BIDV Chi nhánh Hóc Môn. Thông qua nội dung các chương từ chương 1 đến chương 3 đã nêu cơ sở lý luận, thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại BIDV Hóc Môn, trong đó có nêu những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác QTRRTN trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hóc Môn. Qua đó luận văn cũng đã giải quyết được phần nào các vấn đề cơ bản theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Những giải pháp mà tác giả kiến nghị hi vọng sẽ phù hợp với Chi nhánh, giúp Chi nhánh nâng cao chất lượng công tác QTRRTN nhằm tăng cường vị thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, góp phần phát triển vào hệ thống BIDV để trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn mạnh của Việt Nam tương lai. Bên cạnh đó, các thông tin, số liệu thu thập được cũng không tránh khỏi sai sót vì tính bảo mật của nó. Do vậy, đề tài của tác giả chỉ mang tính tham khảo, còn nhiều vấn đề cần bổ sung khi áp dụng vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIDV, 2010. Quyết định 5353/QĐ-HĐQT ngày 19/10/2010 v/v ban hành quy định quản lý rủi ro tác nghiệp. Hà Nội, tháng 10/2010
2. BIDV, 2013. Quyết định 4555/QĐ/QLRR ngày 01/08/2013 v/v ban hành chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp. Hà Nội , tháng 08/2013
3. BIDV, 2015. Tài liệu tập huấn Quản trị rủi ro tác nghiệp cơ bản 2015. Hà Nội tháng 7/2015
4. BIDV,2015. Tạp chí đầu tư phát triển số 10. Hà Nội, năm 2015
5. BIDV,2017. Báo cáo dấu hiệu và sự cố rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng tại Việt Nam quý IV và cả năm 2017 Hà Nội, tháng 12/2017
6. BIDV, 2017. Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Hóc Môn năm 2015-2017
7. BIDV,2017.Quy chế 444 xử lý trách nhiệm trong tác nghiệp đối với cá nhân, tổ chức
8. BIDV,2017. Tạp chí đầu tư phát triển số 5. Hà Nội, năm 2017 9. BIDV,2015. Bảng tin RRTN & Phòng chống rửa tiền số 7 10. BIDV,2016. Bảng tin RRTN & Phòng chống rửa tiền số 1 11. BIDV,2017. Bảng tin RRTN & Phòng chống rửa tiền số 2
12. BIDV, 2013. Công văn 6999 chấn chỉnh dữ liệu, giao dịch nghi ngờ và RRTN
13. BIDV, 2017. Báo cáo 1142 đánh giá thực trạng RRTN tại các Ngân hàng Việt Nam
14. NHNN, 2009.Thành lập ngân hàng dữ liệu và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp.Hà Nội, tháng 01/2009
15. Nguyễn Văn Tiến (2005). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB Thống kê
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp ước Basel (I, II và III),
18.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH2012) , thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010)
19. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Hà Nội: NXB Thống kê.
20. Nguyễn Quang Vinh (2010), Quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.
22. Nguyễn Thị Thu (2016), Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Thanh Hóa. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
23.TS. Hồ Diệu (2002),Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê
24. Trần Thị Việt Thạch (2016), Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.
25. Trương Quỳnh Anh (2013), Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. 26. Ngân hàng- tài chính, vneconomy.vn
27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn
28. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, www.bidv.com.vn 29. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hóc Môn
(cổng thông tin nội bộ)