7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại BID
BIDV Hóc Môn
Việc quản trị RRTN trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đều được thực hiện theo các quy định về quản trị RRTN của BIDV. Bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Nhận diện rủi ro
Xác định rủi ro nhằm nhận diện những rủi ro tiềm ẩn, những sự cố rủi ro tác nghiệp. Nội dung của quá trình nhận diện rủi ro bao gồm:
- Nhận diện dấu hiệu rủi ro: Các phòng Quan hệ khách hàng và phòng Quản trị tín dụng tự rà soát, nhận diện rủi ro phát sinh trong quy chế, quy định về mặt hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Theo dõi và lưu trữ tất cả các sai sót tác nghiệp của cán bộ và các sự cố rủi ro tác nghiệp phát sinh của Chi nhánh.
Ban QTRRTT&TN phối hợp với phòng QTRR tại Chi nhánh thông qua việc quản lý hệ thống phần mềm dữ liệu sẽ thực hiện:
- Xác định giao dịch nghi ngờ, bất thường trong hệ thống dữ liệu của hoạt động tín dụng.
- Xác định rủi ro tiềm ẩn đối với sản phẩm tín dụng mới.
Phương pháp để nhận diện những rủi ro tiềm ẩn: nhận diện rủi ro tác nghiệp trong quy trình thực hiện cung cấp, phân phối tất cả các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh. Có thể chia sản phẩm thành ba loại:
- Sản phẩm cung cấp cho khách hàng
- Sản phẩm hỗ trợ nội bộ: TCCB, Tài chính, Kế toán,…
- Sản phẩm cơ sở hạ tầng nội bộ: CNTT, Trụ sở, văn phòng, …
Ngoài ra, việc ghi nhận kết luận của kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập; phân tích so sánh của các đơn vị trong cùng hệ thống và đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những phương thức xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng có hiệu quả.
Bước 2: Đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro
Đo lường rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng để xác định khả năng xảy ra (tần suất) cũng như mức độ ảnh hưởng của rủi ro, thiệt hại của rủi ro đã được xác định, đánh giá được sự thay đổi của từng loại rủi ro. Việc đo lường và đánh giá rủi ro tác nghiệp thuộc trách nhiệm của Phòng QTRR tại Chi nhánh.
Phương pháp đo lường: Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hóc Môn sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng để đo lường RRTN trong hoạt động tín dụng theo nguyên tắc chỉ sử dụng phương pháp định tính đối với những dấu hiệu rủi ro không thể sử dụng phương pháp đo lường định lượng.
- Phương pháp định tính: Thực hiện đánh giá, nhận xét, so sánh khả năng xảy ra, mức độ tổn thất của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định trong hoạt động tín dụng, giải thích khả năng ảnh hưởng đến nhiệm vụ công việc được giao, ảnh hưởng đến nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.
- Phương pháp định lượng:
Các dấu hiệu rủi ro đo lường bằng định lượng:
Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc: các công đoạn, công việc đã có lỗi và sai sót; thống kê theo dõi các sự cố.
Các yếu tố bên ngoài: các lỗi, sai sót do khách hàng và các sự kiện bên ngoài. Sử dụng thẻ tính điểm để cho điểm cụ thể về khả năng xảy ra, mức độ tổn thất của từng loại dấu hiệu rủi ro; khả năng xảy ra và mức độ tổn thất rủi ro của từng nghiệp vụ và từng đơn vị trong hoạt động tín dụng.
ĐỊNH LƯỢNG ĐỊNH TÍNH
Cần có dữ liệu lịch sử
Thông thường được áp dụng ở cấp cao để tính toán Vốn yêu cầu
Phương pháp này không nhận diện được rủi ro cụ thể
Tốn kém khi phải xây dựng mô hình
Mang tính chủ quan
Có thể áp dụng đối với từng rủi ro riêng biệt
Ít tốn kém hơn
Việc cho điểm khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng dựa vào số liệu thực tế (tần suất xảy ra và mức độ tổn thất của rủi ro đó trước đây).
Nội dung đo lường;
- Thực hiện đo lường tất cả các rủi ro đã được xác định.
- Phải đánh giá được sự thay đổi về mức độ rủi ro của từng rủi ro đã được xác định qua từng giai đoạn.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro. Phân loại theo 3 mức độ: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.
- Xác định khả năng khắc phục sau rủi ro của ngân hàng đối với các dấu hiệu rủi ro cao.
- Xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mức độ rủi ro không thể chấp nhận được của từng dấu hiệu, từng nghiệp vụ và từng đơn vị.
Bước 3: Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro
Phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh là quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro xảy ra hoặc giảm mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đã được xác định.
Các biện pháp triển khai để phòng ngừa và giảm nhẹ RRTN trong hoạt động tín dụng tại BIDV Hóc Môn:
- Thực hiện quy trình cấp tín dụng đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.
- Biện pháp về sắp xếp, bố trí, luân chuyển, đào tạo cán bộ.
- Thực hiện chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm
- Đối với những hoạt động phát sinh rủi ro không thể chấp nhận được thì phải chuyển hướng sang hoạt động khác có mức độ rủi ro thấp hơn.
Trên cơ sở các kết quả của quá trình xác định và đo lường rủi ro:
- Xây dựng phương án xử lý ngay đối với các dấu hiệu rủi ro có mức độ rủi ro cao để tránh rủi ro có thể xảy ra hoặc giảm thiểu mức độ rủi ro.
- Xây dựng các biện pháp phòng ngừa cho các dấu hiệu rủi ro trung bình và rủi ro thấp.
- Phương án phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro phải đề xuất cụ thể nội dung các biện pháp, kế hoạch thực hiện.
Bước 4: Giám sát rủi ro
Giám sát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng nhằm theo dõi, kiểm soát những dấu hiệu có mức độ rủi ro cao, sự biến động của các dấu hiệu rủi ro và giám sát việc thực hiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.
Giám sát rủi ro là trách nhiệm của Phòng QTRR. Tuy nhiên, các Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản trị tín dụng cũng thành lập cơ chế giám sát phù hợp với hoạt động nghiệp vụ của mình và báo cáo tiến trình thực hiện cho phòng QTRR Chi nhánh.
Các phương pháp giám sát rủi ro:
- Thông qua hệ thống báo cáo của các phòng ban.
- Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Thông qua số liệu thống kê về dữ liệu rủi ro tác nghiệp giữa các kỳ báo cáo. Công việc giám sát rủi ro được thực hiện có hiệu quả khi đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải thiết lập được các kênh báo cáo và các hệ thống chỉ tiêu cần thiếtđể đảm bảo việc xử lý kịp thời.
- Đưa ra các hành động kiểm soát đối với các dấu hiệu rủi ro nghiêm trọng, nhằm mục đích giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro.