Định hướng phát triển công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 78 - 79)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.1.2. Định hướng phát triển công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của hệ thống

BIDV đến năm 2020

- Về mô hình tổ chức: nghiên cứu xây dựng bộ máy tổ chức từ Hội sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh với đầy đủ các chức năng nhiệm vụ để quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.

- Hoàn thiện thư viện dấu hiệu RRTN để phục vụ tốt cho việc phân tích, cảnh báo, có biện pháp phòng ngừa đối với RRTN.

- Chủ động tiếp cận các Hiệp hội quản trị rủi ro như RMA, ORX (Hiệp hội trao đổi dữ liệu RRTN)… nhằm nghiên cứu ứng dụng các dữ liệu và kinh nghiệm RRTN bên ngoài vào công tác QTRRTN tại ngân hàng mình. Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, tư vấn từ các ngân hàng đại lý, các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các NHTM lớn với nhiều năm kinh nghiệm QTRRTN như HSBC, Standard Chartered Bank…

- Tham gia Ngân hàng dữ liệu tổn thất của Hiệp hội Ngân hàng để có thông tin tổn thất của các ngân hàng tham gia hiệp hội, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả tại Ngân hàng mình.

- Lựa chọn nhà thầu tư vấn nâng cao năng lực quản trị rủi ro tác nghiệp, theo đó BIDV sẽ chuẩn bị nghiên cứu và ứng dụng các công cụ quản trị rủi ro mới, nghiên cứu phương pháp tính vốn dự phòng cho rủi ro tác nghiệp, nghiên cứu và triển khai áp dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ quản trị rủi ro tác nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, xây dựng chiến lược đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho đội ngũ quản trị rủi ro toàn hệ thống.

Để đạt được những mục tiêu định hướng như trên, đòi hỏi BIDV phải nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, trong đó có năng lực quản trị rủi ro tác nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa những ưu điểm và khắc phục những vướng mắc, tồn tại để công tác QTRRTN được thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng hơn, có hiệu quả tốt hơn là hết sức cần thiết đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)