Thực trạng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 37 - 44)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.1. Thực trạng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng

hàng thương mại Việt Nam

Bảng 1.2: Số lượng sự cố và giá trị tổn thất tại các NHTM Việt Nam theo thống kê từ 1/1/2013 – 30/06/2017 Ngân hàng Tổn thất (tỷ đồng) Số lượng sự cố NN&PTNT 3661 32 VDB 540 1 Công Thương 474 8 VNCB 18000 1 HSBC 135 1 Khác 118 8 Eximbank 92 1 An Bình 73 4 Tiên Phong 63 2 ACB 819 5

Liên Việt Post 3 1

Việt Á 33 1

VIB 21 2

Quỹ tín dụng nhân dân 14 1

Sài gòn 14 2

SHB 12 3

Nam Á 6 1

Nguồn: Tài liệu tập huấn QLRR cơ bản 2017 của BIDV

Bảng 1.3: Số lượng sự cố và giá trị tổn thất trong hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam theo thống kê từ 1/1/2013 – 30/06/2017

STT Ngân hàng Tổn thất (tỷ đồng) Số lượng sự cố 1 NN & PTNT 2,786 24 2 VDB 540 1 3 Công Thương 341 3 4 VNCB 18000 1 5 HSBC 135 1 6 Khác 118 8 7 Eximbank 74 2 8 An Bình 68 2 9 Tiên Phong 63 2 10 BIDV 49 1 11 Việt Á 33 1 12 Á Châu 497 3 13 VIB 21 1

14 Qũy tín dụng nhân dân 14 1

15 Saigonbank 14 1 16 SHB 11 2 17 Nam Á 6 1 18 VPBank 3 1 19 Techcombank 2 3 20 Phương Đông 2000 2 21 Sacombank - 1

22 Liên Việt Post 2 1

Tổng 24,778 63 Đông Á 3 2 VN Thịnh Vượng 5 3 Shinhanbank 2 1 SCB 2 1 BIDV 55 6 Ngoại Thương 3 4 Phương Đông 2000 2 Sacombank - 3 Tổng 26153 102

Nguồn: Tài liệu tập huấn QLRR cơ bản 2017 của BIDV

Đến 30/9/2017, đã xảy ra 102 sự cố rủi ro tác nghiệp liên quan đến các ngân hàng thương mại Việt Nam với giá trị tổn thất là 26.153 tỷ đồng. Khi xem xét chi tiết đến từng vụ việc cho thấy được tình trạng báo động về sự lỏng lẻo trong các quy trình nghiệp vụ, thiếu sót trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vẫn là ngân hàng để xảy ra nhiều sự cố nhất với 32 sự cố và 3.661 tỷ đồng tổn thất từ 01/01/2013 đến 30/06/2017.

- Sự cố rủi ro liên quan đến vi phạm quy định

Biểu đồ 1.1: Số lượng sự cố và giá trị tổn thất của rủi ro tác nghiệp liên quan đến vi phạm quy định năm 2017

Nguồn: Báo cáo đánh giá thực trạng RRTN của các ngân hàng tại Việt Nam năm 2017 của Ban QLRR TT & TN- BIDV Hội sở chính

- Vi phạm quy định về thế chấp, bảo lãnh

Chứng thư bảo lãnh được ví như "lời cam kết" của ngân hàng với khoản tiền hợp đồng mua bán giữa các doanh nghiệp. Thế nhưng, một số ngân hàng đã ký chứng thư bảo lãnh nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Hậu quả, không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh khốn đốn vì lỡ tin vào những ngân hàng thiếu trách nhiệm này. 85.12 190.27 832.33 607.78 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Sự cố 01: Cuối năm 2013, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng HDBank Thăng

Long đã ban hành chứng thư bảo lãnh cho Công ty CP đầu tư xây dựng Nhật Nam (bên được bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại hợp đồng mua bán giữa công ty này với Công ty TNHH Thép Thành Đô (bên nhận bảo lãnh), giá trị bảo lãnh tối đa là 15,39 tỷ đồng. Bảo lãnh có giá trị 115 ngày, kể từ khi hai bên ký biên bản giao nhận hàng hoá. Thực hiện hợp đồng, Công ty TNHH thép Thành Đô đã giao đủ số hàng theo hợp đồng đã được ký kết nhưng Công ty CP đầu tư Xây dựng Nhật Nam không thực hiện đúng theo cam kết. Đến hạn bảo lãnh, Công ty TNHH thép Thành Đô mới biết khoản bảo lãnh trên không được hạch toán trong hệ thống sổ sách của HDBank. Mặc dù HDBank từ chối thực hiện nghĩa vụ theo thư bảo lãnh nhưng phải đối mặt với các thủ tục và chi phí kiện tụng với Công ty TNHH Thép Thành Đô.

Sự cố 02: Tương tự, sau khi gửi trọn niềm tin vào bảo lãnh của Chi nhánh

Ngân hàng HDBank Thăng Long, Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô đã giao cho Công ty TNHH Sản xuất Vật liệu mới Á Âu 660 tấn thép cuộn cán nóng SS400B, tương đương với số tiền bảo lãnh của ngân hàng là 10,69 tỷ đồng. Thế nhưng đến hạn thanh toán, Công ty Á Âu đã không thanh toán tiền và ngay cả HDBank cũng không thực hiện theo chứng thư đã bảo lãnh. Đáng nói, khi đề nghị được thanh toán, Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô lại nhận được văn bản thoái thác trách nhiệm của HDBank với lý do: "Khoản bảo lãnh này không được hoạch toán trong hệ thống sổ sách của HDBank.”

Qua sự cố 1 và 2 chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý chặt chẽ hơn quy trình phát hành bảo lãnh, tránh trường hợp ký khống thư bảo lãnh cho khách hàng mà không hạch toán ngoại bảng vào sổ sách ngân hàng để dẫn đến rủi ro như trên.

Sự cố 03: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang

cho Công ty TNHH Mai Sao vay vốn nhưng không kiểm soát được lượng hàng hóa tồn kho của Công ty, để các món vay có giá trị hàng hóa bảo đảm gặp rủi ro cao. Bên cạnh đó, chưa đánh giá đủ tình hình cũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh

của con nợ dẫn đến quyết định cho vay có nguy cơ mất vốn với tổng dư nợ hơn 41,1 tỉ đồng.

Bài học rút ra từ sự cố: phải kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho (về số lượng, chất lượng, tỷ lệ duy trì tối thiểu theo cam kết trong hợp đồng thế chấp…)

Sự cố 04: Hoàng Văn Cường, giám đốc công ty TNHH thương mại, dịch vụ

A.D.N(công ty AND) đã lập khống dự án trồng cao su tại huyện Đồng Phú (Bình Phước) để làm hồ sơ vay vốn số tiền 75 tỷ đồng của Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn. Nhận được hồ sơ vay vốn này, Phí Thị Ong, nguyên giám đốc Agribank- Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn không thẩm tra, thẩm định dự án, không kiểm tra tài sản đảm bảo và thực hiện cho vay. Các cán bộ cấp dưới của Ong là Trương Thị Thùy Trang, nguyên là cán bộ tín dụng Chi nhánh về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. Đỗ Thị Yến, nguyên Trưởng phòng tín dụng, Phó giám đốc Chi nhánh đã không kiểm tra mục đích sử dụng vốn có đúng hay không. Việc làm của các bị can tại Agribank-Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn đã tạo điều kiện cho Cường chiếm đoạt số tiền vay của ngân hàng. Cường đã sử dụng tiền vay vào mục đích cá nhân, không thực hiện đầu tư vào dự án như đã cam kết vay, đến nay vẫn không có khả năng chi trả.

Sự cố 05: Hai cha con Phạm Văn Thụ và Phạm Hải Thanh, nguyên chủ tịch

HĐTV và Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp thương mại Thái Sơn đã bị khởi tố do trong quá trình điều hành, Thụ và Thanh đã ký hợp đồng vay 12 Ngân hàng và 01 Công ty tài chính trên địa bàn HN, TPHCM với số tiền gần 752 tỷ đồng. Ngoài ra, 2 đối tượng này còn lập 8 công ty khác do người thân đứng tên, vay tiền ngân hàng và cho Công ty này vay lại với giá trị lên đến 545 tỷ đồng. Kết quả xác minh cho thấy một số hợp đồng tín dụng, khế ước vay vốn có dấu hiệu lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa để làm căn cứ xác định tài sản hình thành từ vốn vay. Hiện nay, Công ty này không có khả năng hoàn trả.Và điều đáng nói là trong khi đang bị điều tra thì Thụ đã chuyển nhượng lại công ty cho người khác để trốn tránh trách nhiệm.

Do tín nhiệm danh tiếng và mối quan hệ tín dụng lâu dài của Thái Sơn, các cán bộ ngân hàng dường như khá dễ dãi cho công ty này trong quá trình vay vốn, đặc biệt là trong khâu xét duyệt hồ sơ, thẩm định năng lực tài chính, kiểm soát mục đích vay vốn. Đến khi vụ việc vỡ lở, trong quá trình thu hồi nợ, các ngân hàng mới phát hiện các tài sản đảm bảo đều là tài sản “ảo”, giá trị định giá cao hơn nhiều lần so với thực tế và một tài sản được thế chấp ở nhiều chỗ.

Bài học rút ra: kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên tài sản hình thành từ vốn vay, tuân thủ chặt chẻ trong quy trình tác nghiệp khi cho vay.

Sự cố 06: Mặc dù trong kho chỉ có 87 - 233 tấn cà phê, Công ty Phước Hưng

vẫn làm thủ tục thế chấp 1000 tấn cà phê cho chi nhánh ngân hàng VIB Đăk Lăk để đảm bảo khoản vay 25,51 tỷ đồng.

Sau đó, Phạm Quang Biểu, Giám đốc Công ty Phước Hưng tiếp tục thế chấp 500 tấn cà phê cho chi nhánh Sacombank Đak lak để đảm bảo khoản vay 10,5 tỷ đồng. Công ty này còn làm giả 4 hợp đồng bán hàng cho các công ty để đưa cho ngân hàng. Đối với khoản vay 21,6 tỷ đồng tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Cư M'Gar theo hình thức tín chấp, Công ty này đã gian dối bằng cách nộp báo cáo tài chính sai sự thật, che giấu thua lỗ và kê khống lợi nhuận.

Cán bộ tín dụng Sacombank Đak Lak đã không kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay chặt chẽ. Đồng thời, cán bộ ngân hàng này cũng không thẩm tra chính xác khối lượng hàng tồn kho tại các thời điểm kiểm tra, không quản lý được tài sản thế chấp là hàng hóa trong kho Phước Hưng. Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Cư M’gar không kiểm tra, đối chiếu chứng từ gốc nên không phát hiện việc Công ty Phước Hưng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, dẫn đến việc cho một công ty thua lỗ vay số tiền lớn theo hình thức tín chấp.

Bài học rút ra: thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo cho tài sản thế chấp trước khi tiến hành giải ngân cho khách hàng, tránh trường hợp khi rủi ro xảy ra ngân hàng bị mất quyền ưu tiên trong việc xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng gian lận mang tài sản này thế chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng.

Sự cố 7: Tháng 11/2012, với trách nhiệm là Chủ tịch Oceanbank, quá trình

tham gia điều hành quản trị ngân hàng, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo cùng với Nguyễn Văn Hoàn, Phó tổng giám đốc Oceabank giải quyết cho Phạm Công Danh thông qua công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng không tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích , trái quy định của NHNN về quy chế, quy trình cho vay, gây thiệt hại cho Oceabank 343 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính hơn 201 tỷ đồng tiền lãi tại thời điểm 21/10/2014.

Ngoài ra, Hà Văn Thắm và các đối tượng tại Oceabank còn có các sai phạm trong việc thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra sau cho vay đối với nhiều doanh nghiệp, đến nay nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khoảng 4.935 tỷ đồng và nợ khó có khả năng thu hồi là hơn 9.048 tỷ đồng và tài sản đảm bảo không đủ điều kiện pháp lý để định giá, công ty hoạt động thua lỗ hoặc không có nguồn thu, Oceabank xác định khó có khả năng thu hồi và rất nhiều khoản nợ khổng lồ khác, nhều vi phạm dẫn đến nợ xấu tại thời điểm 31/3/2014 là hơn 14.923 tỷ đồng, chiếm 49,84% tổng dư nợ của nhà băng này.Lợi nhuận trước thuế lỗ lũy kế hơn 10.188 tỷ đồng, bằng gần 250% vốn chủ sở hữu tức âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần.

Ngày 25/4/2015 NHNN thông báo trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của Oceabank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu. Oceabank đã bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động, việc quản trị điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Vì vậy trước đó NHNN đã đặt Oceabank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản tại ngân hàng.

Sự cố 08: Từ 2007 đến tháng 9/2012, công ty cổ phần Enzo Việt (sau này đổi

thành Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam) do một số thương nhân người nước ngoài làm chủ đã hợp tác với công ty cổ phần Lifepro Việt Nam và công ty cổ phần Vietmade dựng lên nhiều thương vụ làm ăn khống để vay tiền của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.

Các hồ sơ vay để mua máy móc, nguyên liệu và chuyển nhượng 6 thương hiệu thời trang đều được tạo lập khống để vay tiền.

Các cán bộ Agribank đã lập hồ sơ đề nghị nâng quyền phán quyết cho vay đối với công ty liên doanh Lifepro Việt Nam. Họ cho công ty này vay mà không thẩm định hồ sơ và bỏ qua các điều kiện giải ngân, cho vay.

Các cán bộ Chi cục Hải quan Hà Tây đã cho thông quan số hàng hóa của công ty Lifepro, gây thất thoát tiền thuế nhập khẩu cho Nhà nước Việt Nam. Họ đã giúp các bị can người nước ngoài lập các bộ tờ khai hải quan không trung thực để lừa dối Agribank Nam Hà Nội giải ngân theo giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Với việc vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nghiệm đã gây hậu quả nghiêm trọng của cán bộ Agribank đã làm thất thoát 2.400 tỷ đồng. Hàng loạt vụ án trong lĩnh vực ngân hàng đã khiến lãnh đạo và các cán bộ ngân hàng phải giật mình, phải nhìn lại rủi ro. Với lãnh đạo ngân hàng là rủi ro mất vốn, còn với cán bộ là rủi ro tác nghiệp. Có rất nhiều trường hợp các nhân viên ngân hàng vì sự thiếu hiểu biết và cả nể nghe lệnh sếp cũng đã khiến họ rơi vào vòng lao lý. Biết bảo vệ trách nhiệm cho bản thân mình từ mỗi công việc trong nghề nghiệp là bài học dành cho mọi cán bộ ngân hàng. Bởi từ những vụ án có thể thấy, nghề nghiệp ngân hàng chứa đựng đầy rủi ro, nhất là rủi ro về pháp lý. Trách nhiệm hình sự có thể ập đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ bộ phận nào.

Do vậy, trong nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, nên xác định những yếu tố về địa vị công việc đảm nhiệm, số lượng khách hàng đang quản lý, đánh giá của lãnh đạo về hiệu quả… chỉ là những yếu tố phụ. Việc nắm chắc, cẩn trọng và yên tâm trước rủi ro pháp lý trong từng thao tác nghiệp vụ, trong mỗi hồ sơ đã giải quyết qua mỗi ngày, mỗi năm mới là yếu tố chính để cán bộ ngân hàng bảo vệ được bản thân mình, hạn chế trách nhiệm hình sự từ công việc.

(Nguồn:BIDV, Bản tin RRTN & phòng, chống rửa tiền)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)