Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 73 - 77)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

- Cơ cấu tổ chức:

Nhiệm vụ QTRRTN hiện nay còn ít, do đó cán bộ không chỉ làm công tác này mà phải kiêm nhiệm các công việc khác. Cụ thể, nhân sự của phòng QTRR còn hạn chế (từ 3 đến 5 người), mỗi cán bộ trong phòng làm nhiều việc, chưa chuyên trách công tác QTRR tác nghiệp.

Việc luân chuyển cán bộ giữa các phòng trong Chi nhánh xảy ra thường xuyên nhưng công tác bàn giao công việc và đào tạo cán bộ mới luân chuyển chưa được chú trọng. Do đó, một số cán bộ mới luân chuyển sẽ không biết đến nghiệp vụ cần phải thực hiện, gây chậm trễ trong công tác báo cáo.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc phòng QTRR và chưa độc lập với quyền hạn của Giám đốc Chi nhánh. Ngoài ra, kiến thức kiểm tra, kiểm soát nội bộ của cán bộ còn hạn chế, chưa qua các lớp đào tạo và chưa có sự trãi nghiệm thực tế.

Quy trình QTRRTN: Hiện quy trình về QTRRTN do BIDV ban hành chưa cụ thể, rõ ràng. Các bước trong quy trình cũng như trách nhiệm thực hiện từng bước chưa được hướng dẫn cụ thể.

- Các chính sách, quy định chưa phù hợp, chồng chéo, tồn tại cùng lúc quá nhiều các quy định, văn bản hướng dẫn đã gây khó trong quá trình thực hiện, quy định, quy trình còn thiếu hướng dẫn xử lý các trường hợp sự cố rủi ro.

Công tác đào tạo

RRTN tồn tại trong tất cả các mặt hoạt động trong đó có hoạt động tín dụng. Do đó không chỉ có cán bộ của phòng QTRR phải hiểu biết về vai trò và mục đích của QTRRTN mà cán bộ tín dụng cũng cần phải có những kiến thức cơ bản về nó. Tại Chi nhánh còn hạn chế đối tượng tham gia các lớp QTRRTN do nhiều nguyên nhân: khối lượng công việc của từng phòng khá nhiều nên chưa cử cán bộ tham gia, nhận thức về QTRRTN trong hoạt động tín dụng của một số cán bộ còn hạn chế…

Công tác tự đào tạo tại Chi nhánh chưa được thực hiện tốt: sau khi cán bộ được cử đi tham gia đào tạo QTRRTN trong hoạt động tín dụng, chưa tạo điều kiện

để phổ biến rộng rãi quy trình, quy định về QTRRTN trong hoạt động tín dụng cho các cán bộ, nhân viên toàn thể các nghiệp vụ kinh doanh.

- Hệ thống thông tin tác nghiệp trong chương trình phần mềm QTRRTN của Hội sở chính còn nhiều hạn chế.

Cụ thể: Chương trình chưa có chức năng cho phép các Chi nhánh vấn tin, tham khảo dấu hiệu và số liệu RRTN ở chi nhánh bạn để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.

Chương trình báo cáo giao dịch nghi ngờ lỗi nhiều tại một số báo cáo do đang trong quá trình nâng cấp nên không tránh khỏi dữ liệu trùng, số liệu báo cáo sai, điều này dẫn đến báo cáo giao dịch nghi ngờ không được chính xác.

- Công tác báo cáo RRTN: các phòng tác nghiệp thường khắc phục lỗi dữ liệu một cách bị động theo báo cáo giao dịch nghi ngờ bất thường do chương trình từ Hội sở chính xuất về mà chưa thực sự chủ động rà soát, xác định lại đúng kỳ phát sinh lỗi.

Ví dụ: báo cáo khoản vay có ngày định giá lại trong quá khứ, có vài trường hợp tại các phòng nghiệp vụ phát sinh giao dịch nghi ngờ qua hai kỳ báo cáo liên tiếp. Khi các khoản vay có ngày định giá lại vào khoảng từ ngày 20/06/2017 đến 20/08/2017 nhưng đến thời điểm 20/08/2017 vẫn chưa được định giá lại sẽ rơi vào báo cáo phát sinh kỳ tiếp theo. Nếu các phòng QHKH khắc phục bằng cách định giá lại khoản vay cho kỳ này mà không thực hiện đúng kỳ định giá lại tiếp theo (sau 3 tháng) thì các khoản vay trên lại tiếp tục được báo cáo trong dữ liệu phát sinh mới kỳ tiếp theo.

- Văn hóa QTRRTN: một bộ phận nhỏ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của QTRRTN, từ đó dẫn đến tâm lý chủ quan, công tác báo cáo chưa được quan tâm và còn mang nặng tính hình thức, còn tồn tại tình trạng báo cáo không trung thực ở một số phòng ban. Từ đó, làm cho thực trạng RRTN tại chi nhánh không được phản ánh đúng.

Rủi ro do các sự kiện bên ngoài và/hoặc do tự nhiên (động đất, bão...) gây gián đoạn /thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Động đất, bão lũ hay các sự cố cháy nổ có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, làm mất các hồ sơ tín dụng lưu trữ gây thiệt hại cho ngân hàng…

Rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Hiện tại vẫn chưa xảy ra sự cố rủi ro nhưng vẫn là nguy cơ gây ra RRTN trong mọi hoạt động của Chi nhánh trong đó có hoạt động tín dụng.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 tác giả xuất phát từ việc giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của BIDV Hóc Môn cũng như khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thông qua việc phân tích số liệu hoạt động từ 2015 đến 2017. Trọng tâm của chương 2 là nêu và đánh giá thực trạng RRTN trong hoạt động tín dụng tại BIDV Hóc Môn. Dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác QTRRTN trong hoạt động tín dụng như: tuân thủ chặc chẽ quy trình, quy định của HSC, đào tạo, bổ sung cán bộ,…nhưng bộ phận QTRRTN tại Chi nhánh vẫn còn mang nặng tính hình thức. Từ việc đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế ở chương 2 sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của QTRRTN trong hoạt động tín dụng tại BIDV Hóc Môn ở chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

BIDV HÓC MÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hóc môn (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)