7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.2.4.2. Chỉ tiêu định lƣợng
i) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
- Nợ xấu
Tại Việt Nam việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam. Việc phân loại nợ thực hiện nhƣ sau:
- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 (nợ cần chú ý): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhƣng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, có thể gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ xấu
Tổng nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = --- x 100
Tổng dƣ nợ CVKHCN
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là chỉ tiêu quan trọng đo lƣờng chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ cơ cấu lại, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay Hộ sản xuất nói riêng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng cho vay Hộ sản xuất của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại. Ngoài ra, việc theo dõi, đánh giá nợ nhóm 2 có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp ngân hàng khắc phục kịp thời nguy cơ suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
ii) Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ ( % ) = --- x 100 Doanh số cho vay
Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Chỉ tiêu này phản ánh số đồng vốn thu về trên một đồng vốn cho vay.
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Nó phản ánh chất lƣợng cho vay Hộ sản xuất của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
iii) Mức độ đảm bảo an toàn
Tính an toàn cho vay Hộ sản xuất càng cao thì ngân hàng có đƣợc sự tin tƣởng từ khách hàng càng lớn, mà ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh dựa trên uy tín là chủ yếu. Tính an toàn trong cho vay Hộ sản xuất thể hiện ở an toàn vốn ngân hàng, an toàn cho khách hàng, bảo mật thông tin khách hàng. Khi kinh tế phát
triển cũng nhƣ CNTT ngày càng phát triển, thì sự an toàn trong cho vay Hộ sản xuất càng trở nên quan trọng. Bằng công nghệ bảo mật và biện pháp bảo đảm nhƣ chữ ký điện tử, mã hóa đƣờng truyền…tính an toàn trong hoạt động cho vay Hộ sản xuất đã và đang đƣợc tăng cƣờng [14], [20].
Mức độ đáp ứng nhu cầu đƣợc đo bằng khả năng thỏa mãn, mức độ hài lòng của khách hàng đối với cho vay Hộ sản xuất trên cở sở đảm bảo an toàn trong cho vay cả từ ngân hàng và khách hàng. Nếu chất lƣợng cho vay Hộ sản xuất ngày càng tốt thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng. Không những vậy, những lời khen, sự đáp ứng về cho vay Hộ sản xuất đó sẽ thông tin tới những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn sẽ tìm đến ngân hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ luôn hàm chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là cho vay đối với Hộ sản xuất, nên để đánh giá về sự phát triển cần phải quan tâm đến tính an toàn trong hoạt động của nó. Tính an toàn trong việc cho vay Hộ sản xuất thể hiện ở tính an toàn vốn, an toàn tín dụng, bảo mật thông tin khách hàng, an toàn trong việc ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại.
iv) Mức độ hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố sống còn và là mục tiêu mà các ngân hàng hiện nay đang hƣớng đến. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong môi trƣờng kinh doanh ngân hàng, việc tìm hiểu về nhu cầu khách hàng, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng càng trở nên cần thiết. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với Hộ sản xuất thì vai trò của việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng càng có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể hơn, nếu ngân hàng đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao thì khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ, ủng hộ các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng, giới thiệu ngân hàng cho các đối tác khác, trở thành khách hàng trung thành của ngân hàng. Từ đó, góp phần gia tăng doanh số, thị phần, lợi nhuận và vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng. Đó là mục tiêu mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong muốn đạt đƣợc. Hiện nay, việc khảo sát về ý kiến khách hàng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến. Các NHTM thƣờng thực hiện các cuộc khảo sát này
thông qua các công ty chuyên về dịch vụ khách hàng hoặc tự tiến hành thông qua các phiếu điều tra đến từng khách hàng với các bảng câu hỏi trực tiếp hoặc thăm dò ý kiến khách hàng qua thƣ điện tử, điện thoại… Thông qua việc khảo sát lấy ý kiến khách hàng ngân hàng có thể nhận đƣợc phản hồi từ khách hàng về sản phẩm một cách khách quan. Kết quả các cuộc điều tra sẽ giúp các NHTM tìm hiểu rõ cảm nhận và đánh giá của khách hàng, hoàn thiện hơn nữa dịch vụ của mình dựa trên hành vi, thói quen tiêu dùng và những phản hồi của khách hàng mục tiêu với dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng, tuy nhiên trong phạm vi luận văn này tác giả thực hiện khảo sát đánh giá một số nhân tố sau:
+ Hồ sơ thủ tục, quy trình cho vay của các sản phẩm cho vay Hộ sản xuất. + Thời gian xử lý hồ sơ của nhân viên.
+ Thái độ phục vụ của nhân viên.
+ Sự đa dạng của sản phẩm cho vay khách hàng Hộ sản xuất. + Lãi suất cho vay của ngân hàng.
+ Cơ sở vật chất, không gian giao dịch của ngân hàng. + …
v) Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng Hộ sản xuất
Hiệu quả của hoạt động cho vay HSX đƣợc phản ánh thông qua tỷ trọng thu lãi từ cho vay khách hàng Hộ sản xuất trên tổng thu lãi từ cho vay.
Thu lãi CV Hộ sản xuất
Tỷ trọng thu lãi cho vay Hộ sản xuất (%) = --- x 100 Tổng thu lãi cho vay
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động cho vay Hộ sản xuất trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động cho vay Hộ sản xuất không thể coi là phát triển nếu nó không mang lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng.
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT VÀ BÀI HỌC CHO