7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về nâng cao chất lƣợng tín
AGRIBANK BẠC LIÊU
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về nâng cao chất lƣợng tín dụng Hộ sản xuất tín dụng Hộ sản xuất
Trên góc độ nghiên cứu của luận văn chỉ nghiên cứu kinh nghiệm khía cạnh chất lượng tín dụng đối với cho vay HSX.
* Trung Quốc:
Vào tháng 7/1994, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc đƣợc thành lập trên cơ sở tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và đƣợc coi là một tổ chức tài trợ chính sách cho nông nghiệp.
Nguồn vốn của CDB chủ yếu huy động qua kênh phát hành trái phiếu Ngân hàng. Mục đích của việc thành lập CDB là nhằm cấp vốn với lãi suất ƣu đãi cho các dự án quốc gia có quy mô lớn hay những dự án có lợi ích chiến lƣợc dựa trên chính sách quốc gia. Ngân hàng thực hiện các chức năng tài trợ chính sách trong khi vẫn duy trì sự độc lập của mình với tƣ cách là một tổ chức tài chính, Ngân hàng tham gia tài trợ các dƣ án và tài trợ cho các ngành với phạm vi khá rộng. Ngoài ra, Trung Quốc còn có chính sách ƣu đãi đặc biệt trong việc xoá đói giảm nghèo cho các vùng nghèo, cả cấp Trung ƣơng và cấp tỉnh đều có chính sách [5].
* Kinh nghiệm ở Malaysia:
Trên thị trƣờng chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia (BPM). Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia là Ngân hàng Thƣơng mại quốc doanh, đƣợc Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và chƣơng trình đặc biệt. Ngoài ra, Ngân hàng còn cho hộ nông dân vay qua các tổ chức tín dụng trung gian khác nhƣ Ngân hàng Nông thôn, Hợp tác xã tín dụng. Ngoài ra Chính phủ còn buộc các Ngân hàng Thuơng mại khác phải gửi 20% số tiền huy động đƣợc vào Ngân hàng Trung ƣơng (trong đó 3% dự trữ bắt buộc) để
làm vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở Ngân hàng Trung ƣơng và không phải nộp thuế cho Nhà nƣớc.
* Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Hàn Quốc
Cuối năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc xảy ra, việc các ngân hàng Hàn Quốc thực hiện xử lý thành công một lƣợng lớn các khoản nợ xấu là yếu tố then chốt để chính phủ Hàn Quốc có thể bình ổn đƣợc thị trƣờng tài chính và là nền tảng cho những giải pháp cải cách kinh tế tiếp theo ở Hàn Quốc.
- Các biện pháp xử lý nợ xấu đã đƣợc áp dụng: Thành lập công ty quản lý tài sản Kamco (Korean Asset Management Corporation – Kamco). Kể từ khi đi vào hoạt động công ty Kamco đóng vai trò rất quan trọng trong việc mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tài chính có vấn đề và bán lại cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời, bằng việc ban hành rất nhiều luật có liên quan, chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc giới thiệu kế hoạch chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản – một công cụ rất quan trọng mà hầu hết các đơn vị có nợ xấu, cả Kamco và các ngân hàng, đều sử dụng thƣờng xuyên để xử lý các tài sản có vấn đề của mình. Hơn nữa, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trƣờng nhƣ công ty tái cơ cấu doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan này đƣợc thành lập với mục đích duy nhất là xử lý các khoản nợ xấu nhƣng không thể phủ nhận rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nợ xấu tại các ngân hàng.
Đồng thời cũng đƣa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn. Từ năm 2000, các tiêu chuẩn cảnh báo cũng đƣợc áp dụng tại các ngân hàng Hàn Quốc theo thông lệ quốc tế. Chính sách trích lập dự phòng mất vốn này có vai trò rất quan trọng thúc đẩy các ngân hàng nỗ lực giảm nợ xấu. Hơn nữa, việc chuyển đổi nợ thành vốn chủ cũng đƣợc sử dụng để giảm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng [5].
+ Ƣu đãi thuế
Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ đã ban hành những luật thuế đặc biệt – một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.
(1) Giảm thuế trên thặng dƣ vốn
Thặng dƣ vốn thu đƣơc từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính nhờ Kamco hay KDIC (Korea Deposit Insurance Corporation) đều đƣợc giảm 50% thuế.
(2) Tính vào chi phí
Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, tổ chức tín dụng đƣợc phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó đƣợc tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của TCTD.
(3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán
Khi Kamco, KDIC hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lƣợng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ đƣợc miễn giảm thuế.
– Chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản: Chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản – ABS (Asset Backet Securities –ABS) kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở Hàn Quốc vào cuối năm 1997, kế hoạch chứng khoán hoá đã đƣợc thảo luận nhƣ là một phƣơng tiện hữu hiệu trong việc giải quyết các khoản nợ xấu vì nó sẽ giảm tài sản nợ của các tổ chức tài chính hoặc công ty.
* Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp và nông thôn ở Philippines
Ngân hàng có thị phần tín dụng nông nghiệp - nông thôn lớn nhất ở Philippines là Ngân hàng Đất đai (The Land bank of the Philippines). Ngân hàng này, có mạng lƣới rộng khắp khu vực nông thôn và chiếm gần 70% dƣ nợ tín dụng nông nghiệp - nông thôn, chủ yếu là hộ sản xuất. Đây là NHTM Nhà nƣớc do Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn điều lệ, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của NHTW Philippines.
Trong hoạt động tín dụng, ngoài việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, The Land bank còn ủy thác cho một số tổ chức tín dụng khác nhƣ Ngân hàng Nông thôn, Ngân hàng Phát triển Tƣ nhân, Ngân hàng Hợp tác, Ngân hàng Tiết kiệm làm trung gian trong việc chuyển tải vốn tới hộ nông dân. Chính phủ Philippines đã có những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, nhƣ quy định các NHTM phải giành 25% dƣ nợ để cho vay nông nghiệp, hay chính sách trợ cấp lãi suất dành cho tiểu nông. Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện (những năm 1970), chính sách trợ cấp lãi suất cho tiểu nông đƣợc đánh giá là không có hiệu quả và bị bãi bỏ [5].