7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Agribank
- Để truyền thông mạnh mẽ định hƣớng phát triển hoạt động CVHSX, Hội sở chính cần có chính sách đẩy mạnh cho vay HSX phù hợp hơn với trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Ngoài ra, để tạo sự phát triển thƣơng hiệu đồng đều giữa các vùng miền khác nhau, kiến nghị Hội sở chính nâng định mức chi phí truyền thông hàng năm cho chi nhánh.
- Agribank cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng và phát triển sản phẩm mới nhanh nhạy hơn để chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là đối với CV HSX về sản phẩm dịch vụ, đồng thời tiếp tục cải tiến quy trình giao dịch để rút ngắn thời gian nhƣng vẫn đảm bảo an toàn và đúng quy định của pháp luật.
- Cần xây dựng lại tiêu chí phân khúc khách hàng phải dựa trên một nhóm tiêu chí cả về tiền gửi, tiền vay, dịch vụ để ban hành chính sách khách hàng, trong đó chú trọng khách hàng HSX phù hợp và công bằng hơn.
- Xây dựng văn bản rõ ràng, dễ hiểu đối với cho vay HSX và có hƣớng dẫn cụ thể, tránh tình trạng giải thích chung chung khiến mỗi chi nhánh hiểu mỗi kiểu và mỗi nhân viên lại thực hiện một cách khác nhau. Tạo nhiều diễn đàn học hỏi, tranh luận, hƣớng dẫn thực hiện các văn bản mới và giải đáp những vƣớng mắc của các chi nhánh.
- Cho phép Agribank Bạc Liêu mở thêm các phòng giao dịch ở các điểm dân cƣ đông, kinh tế phát triển.
- Ƣu tiên nguồn vốn ủy thác đầu tƣ cho Chi nhánh vào thành phần kinh tế Hộ. Khi tham gia vào các nguồn vốn ủy thác của tác tổ chức quốc tế sẽ tạo điều kiện cho Chi nhánh có nguồn vốn trung và dài hạn chi phí thấp cho hộ nông dân, giảm bớt áp lực về vốn trung và dài hạn.
3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nƣớc
Thứ nhất, có chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động NHTM kịp thời
NHNN cần bám sát thực tế và cần có những chủ trƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn NHTM trong lĩnh vực tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng sao cho phù hợp với từng thời kỳ. Tuy nhiên NHNN cần hạn chế kiểm soát hoạt động của các NHTM bằng các can thiệp mang tính mệnh lệnh, hành chính nhằm đảm bảo tuân theo đúng quy luật thị trƣờng trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo cho các ngân hàng có sự chủ động trong kinh doanh.
Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi quy định không dùng tiền mặt phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn ở Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến khách hàng HSX.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao quản lý điều hành và giám sát hệ thống NHTM. Trong đó, chú trong đến hoạt động tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở rà soát lại các văn bản hiện hành, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các hệ thống pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng của nƣớc ta đƣợc ban hành trong thời gian qua còn có nhiều văn bản đƣợc ban hành chồng chéo, mâu thuẩn nhau. Chính vì vậy đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống pháp luật ngân hàng, đặc biệt là luật các tổ chức tín dụng phải nhanh chóng có những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với hệ thống luật kinh tế hiện nay, phù hợp với lộ trình thực hiện các hiệp định quốc tế về hội nhập. Đặc biệt đối với các hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Thứ hai, NHNN cần tăng tính công khai, minh bạch về lãi suất cho vay của TCTD và chi phí vay vốn của khách hàng vay
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc (CIC). Trung tâm có vai trò rất quan trọng trong việc làm căn cứ để
TCTD ra quyết định phê duyệt các khoản vay, áp dụng các chính sách tín dụng cho khách hàng... là một khâu không thể thiếu trong quy trình tín dụng nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của ngân hàng nói chung và đặc biệt là trong hoạt động cho vay nói riêng.
Tuy nhiên hiện nay, thời gian xử lý của trung tâm thƣờng chậm, thông tin đƣợc cập nhật không kịp thời. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chƣa quan tâm đúng mức trong việc cung cấp thông tin về khách hàng cho CIC. Do đó trong thời gian tới đòi hỏi NHNN cần đề ra những quy định mạnh mẽ hơn trong việc yêu cầu các NHTM phải chấp hành triệt để việc tham gia cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng vay vốn. Hơn nữa cần tăng cƣờng liên kết về thông tin giữa CIC với các cơ quan chức năng nhƣ cơ quan thuế, cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, sở tài nguyên môi trƣờng… Nếu làm đƣợc đều đó thì thông tin đầu vào cho CIC sẽ chính xác từ đó làm cho thông tin đầu ra do CIC cung cấp cho ngân hàng cũng sẽ chính xác hơn.
3.3.3. Đối với các cấp chính quyền tỉnh Bạc Liêu
Hiện tại cho vay HSX tại Agribank Bạc Liêu vƣớng mắc nhiều trong cho vay HSX về TSTC trong sử dụng giấy quyền sử dụng đất trong nông nghiêp. Chính phủ đã có rất rõ trong Nghị định 181/2004/NĐ-CP "Nghị định về thi hành luật đất đai" ngày 09/10/2004 của Chính Phủ có điều quy định về giá trị quyền sử dụng đất trong giao dịch bảo đảm đƣợc xác định theo quy định “Giá trị quyền sử dụng đất trong trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì đƣợc xác định theo giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy định mà không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng;"
Tuy nhiên giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp do UBND Tỉnh quy định hàng năm thƣờng thấp hơn nhiều lần giá thực tế chuyển nhƣợng. Vì vậy kiến nghị UBND Tỉnh xây dựng khung giá đất hợp lý sát với giá trị thực tế chuyển nhƣợng, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD, định giá và xác định phạm vi bảo đảm bằng tài sản phù hợp thực tế.
UBND Tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành có liên quan xúc tiến nhanh việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, sở hữu công trình xây dựng, nhà xƣởng cho các hộ kinh doanh; đồng thời có cơ chế thông thoáng, đơn giản hơn, có nhiều ƣu đãi về phí, thuế có liên quan để khuyến khích các hộ kinh doanh chủ động thực hiện, từ đó để hộ kinh doanh có những giấy tờ cần thiết thế chấp vay vốn.
Quan tâm chỉ đạo các tổ chức Hội đoàn thể, UBND các xã phối kết hợp chặt chẽ với Agribank Bạc Liêu để không ngừng củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các điểm giao dịch tại xã, từng bƣớc hoàn thiện mô hình màng lƣới hoạt động của Agribank Bạc Liêu để phục vụ nhân dân tốt hơn, hiệu quả hơn, công khai hơn, dân chủ hơn đối với KHHSX.
3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ
Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân ngày càng cao, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, chính vì thế mà tiềm năng để các NHTM đẩy mạnh hoạt động CV HSX là rất lớn; đặc biệt sau khi Chính phủ có Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 đã bổ sung đối tƣợng đƣợc vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả các nhân, hộ gia đình cƣ trú trên địa bàn thành phố, thị xã nhƣng tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; đối tƣợng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp... Với mức cho vay không có tài sản đảm bảo lên tới 3 tỷ đồng. Do đó, riêng bản thân ngành ngân hàng cố gắng là chƣa đủ, cần có sự chỉ đạo, phối hợp giúp đỡ từ phía Chính phủ, các bộ nghành liên quan, đặc biệt về vấn đề thủ tục hành chính.
Chính phủ cần ban hành các văn bản phù hợp quy định pháp luật về hoạt động CV HSX của NHTM, nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để các ngân hàng yên tâm đầu tƣ cho vay HSX.
Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo về giao dịch, xử lý tài sản đảm bảo, song trong thực tế triển khai còn nhiều vƣớng mắc. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu phù hợp với từng loại hình tín dụng. Chẳng hạn CV HSX có đặc điểm là
số lƣợng các món vay rất lớn, đặc biệt là các món vay có tài sản thế chấp là bất động sản do đó các thủ tục liên quan đến công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo thƣờng xuyên phát sinh. Tuy nhiên, hiện nay thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm còn nhiều hạn chế, thủ tục kéo dài, thời gian giải quyết hồ sơ chậm, ứng dụng công nghệ thông tin còn kém, chỉ đăng ký bằng giấy rất mất thời gian… ảnh hƣởng rất lớn đến thời gian phê duyệt khoản vay cho khách hàng tại Agribank Bạc Liêu.
Nhà nƣớc đảm bảo việc cung cấp thông tin về giao dịch đảm bảo đƣợc công khai, minh bạch, có hệ thống để ngƣời dân, doanh nghiệp và ngân hàng yên tâm đầu tƣ, tham gia vốn vay. Điều đó sẽ giúp cho thị trƣờng tín dụng an toàn hơn, bởi nếu không có thông tin, sẽ rất khó để biết tài sản thuộc về ai, đã thế chấp ở đâu hay chƣa, tránh đƣợc tình trạng tài sản đã thế chấp rồi lại đƣợc tiếp tục mang đi thế chấp ở ngân hàng khác. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cần nhanh chóng đổi mới cơ chế cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo hƣớng cho phép cá nhân, tổ chức đã đăng ký đƣợc tra cứu thông tin trực tuyến về giao dịch bảo đảm.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chất lƣợng cho vay HSX ở Chƣơng 1 và qua sự phân tích đánh giá chất lƣợng CV HSX và khảo sát 200 khách hàng có quan hệ vay tại Agribank Bạc Liêu trình bày trong Chƣơng 2 với những mặt đạt đƣợc và hạn chế tác giả đã đề ra nhóm giải pháp trong Chƣơng 3 bao gồm:
Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách tín dụng phù hợp; phát triển cho vay qua tổ nhóm, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng, tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng, …
Tác giả cũng đƣa ra kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Hội sở chính và các cấp chính quyền đại phƣơng nhằm tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và nâng cao chất lƣợng CV HSX nói riêng đƣợc phát triển thuận lợi.
Tất cả các đề xuất nhằm mục tiêu là nâng cao hơn nữa chất lƣợng cho vay khách hàng HSX, từ đó góp phần vào thực hiện chiến lƣợc phát triển ngân hàng Agribank Bạc Liêu trƣớc các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc và nƣớc ngoài.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay HSX tại Agribank Bạc Liêu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trong quá trình phát triển, luận văn đã thực hiện đƣợc những nội dung chủ yếu sau:
- Luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về chất lƣợng cho vay HSX thông qua khái niệm, đặc điểm; vai trò của cho vay HSX đối với các chủ thể trong nền kinh tế; những chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng cho vay HSX của NHTM.
- Ngoài ra, Chƣơng 1 của luận văn cũng đƣa ra những trƣờng hợp ngân hàng nƣớc ngoài thành công trong hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng cho vay HSX cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và cho Agribank Bạc Liêu nói riêng.
- Luận văn đã giới thiệu chung về Agribank Bạc Liêu và những kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh giai đoạn 2014-2016. Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng chất lƣợng cho vay HSX tại Agribank Bạc Liêu từ doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay, sản phẩm cho vay... đến nợ xấu. Qua đó tác giả đã ghi nhận những kết quả mà Agribank Bạc Liệu đạt đƣợc trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục nhƣ: thủ tục và quy trình tín dụng rƣờm rà, lãi suất cho vay chƣa phù hợp, rủi ro tiềm ẩn, chƣa tạo đƣợc sản phẩm dịch vụ mang tính đặc trƣng... và những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đối với việc nâng cao chất lƣợng cho vay HSX xuất phát từ Agribank Bạc Liêu và từ môi trƣờng bên ngoài.
- Trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế, qua kết quả khảo sát và những định hƣớng phát triển của Agribank Bạc Liêu, luận văn đƣa ra các nhóm giải pháp để nâng cao chất lƣợng cho vay HSX đối với Agribank Bạc Liêu thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn cũng đƣa ra các kiến nghị đối với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nƣớc, Hội sở chính và các cấp chính quyền địa phƣơng có liên quan tạo điều kiện để mở rộng và phát triển hoạt động cho vay HSX của Chi nhánh Bạc Liêu.
Với những nhận định chung về khó khăn cũng nhƣ tiềm năng trong phát triển Agribank Bạc Liêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 cho thấy một thách thức rất lớn của Agribank Bạc Liêu. Tuy nhiên, với những điều kiện lợi thế nhất định mà Chi nhánh hiện có cùng với việc triển khai một cách đồng bộ hệ thống các giải pháp, chiến lƣợc phát triển Chi nhánh sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Agribank Bạc Liêu trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1] Agribank chi nhánh Bạc Liêu Bạc Liêu, “Báo cáo tổng kết hoạt động Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu các năm 2014 – 2016”.
[2] Agribank, Quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank về “Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam”. [3] Basel II (2008), Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn. Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin.
[4] Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[5] Lê Hồng Phong, (2007) "Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã· hội Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viên Ngân hàng.
[6] Lê Quốc Tuấn ( 2000): “Tín dụng ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam" Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân năm, Hà Nội, năm 2000.
[7] Lê Thị Tuyết Hoa – PGS. TS Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
[8] Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Bạc Liêu, Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Ngân hàng trên địa bàn các năm 2014–2016.
[9] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005, 2013): Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 22/01/2013, Hà Nội.
[10] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
[11] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
[12] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tư số 39/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
[13] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, Sửa đổi, bổ sung một số điều trong quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005.
[14] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quy chế về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý