7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1. Tăng cƣờng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Tuy nợ xấu hiện nay ở mức thấp trong tầm kiểm soát của Agribank Bạc Liêu, tuy nhiên nợ xấu tiềm ẩn và có xu hƣớng tăng nhƣ các bảng khảo sát và các biểu nêu trên. Do đó bên cạnh việc thúc đẩy tăng trƣởng CVHSX tại Chi nhánh, giữ vững và tăng trƣởng ổn định khách hàng HSX cần phải đảm bảo chặt chẽ, thận trọng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Cần có các biện pháp thực hiện nhƣ [3], [11], [12], [13]:
- Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm trong hoạt động CV HSX. Trong đó, từng thời kỳ cần đƣa ra các lĩnh vực, loại hình cho vay cần kiểm soát, hạn chế; các lĩnh vực, loại hình cho vay cần khuyến khích, mở rộng.
- Cặp nhật thƣờng xuyên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng HSX để đánh giá toàn diện hơn năng lực và uy tín của khách hàng, từ đó có sở để hoàn thiện chính sách khách hàng, quyết định cấp tín dụng phù hợp hơn, đồng thời để kiểm soát xếp hạng khách hàng toàn hệ thống Agribank, đảm bảo việc xác định hạn mức, phân tích và định lƣợng rủi ro tại Chi nhánh thống nhất, tránh tình trạng khách hàng vay nhiều nơi, hạn mức khác nhau, loại trừ đƣợc các khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu do kết quả xếp hạng khác nhau.
- Vận dụng, rà soát, chỉnh sửa, xây dựng hệ thống văn bản chế độ liên quan nhƣ chính sách CV HSX, quy trình tín dụng, quy trình phát triển sản phẩm CV HSX theo hƣớng phù hợp hơn với tình hình thị trƣờng, nhu cầu của khách hàng, định hƣớng phát triển hoạt động CV HSX của Agribank nói chung của Bạc Liêu nói riêng. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ rủi ro từ đó tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, nâng cao thị phần CVHSX và hạn chế nợ xấu.
- Điều chỉnh tỷ trọng dƣ nợ sản phẩm CVHSX phù hợp với thực tế hoạt động; nâng cao tỷ trọng dƣ nợ đối với những sản phẩm hiệu quả, chất lƣợng tín dụng tốt, bán chéo đƣợc nhiều sản phẩm khác của Chi nhánh và giảm tỷ trọng đối với những sản phẩm tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, hiệu quả thấp.
- Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng và phân tích rủi ro tín dụng đối với các cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát tại Chi nhánh, phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận trong việc giám sát nợ xấu, chất lƣợng tín dụng, việc tuân thủ các quy định của Chi nhánh trong hoạt động cho vay HSX, từ đó giảm thiểu các sai phạm của Chi nhánh. Đồng thời tăng cƣờng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả vốn vay.