Định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng Hộ sảnxuất của Agribank Bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 84 - 86)

7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng Hộ sảnxuất của Agribank Bạc

Liêu từ nay đến 2020 và tầm nhìn 2030

Tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng tín dụng nói chung, chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất nói riêng, không ngừng nâng cao năng lực tự chủ về nguồn vốn, phát triển quy mô cho vay, ổn định, mở rộng đối tƣợng tín dụng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trong điều kiện phù hợp đƣợc Agribank cho phép:

- Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định trƣớc khi cho vay. Cần phân loại khách hàng, phân tích từng nhóm khách hàng, nhóm đối tƣợng cho vay. Trên từng địa bàn phải tiến hành điều tra, phân loại khách hàng kể cả khách hàng có quan hệ tín dụng và khách hàng chƣa có quan hệ tín dụng để có biện pháp ứng xử thích hợp trong quan hệ tín dụng hiện tại và tƣơng lai.

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình tín dụng, thẩm định và xét duyệt cho vay: Phải tuân thủ quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn tài sản và con ngƣời. Việc thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá trị giá tài sản cần phải chính xác.

- Nâng cao năng lực công tác, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.

- Đối với công tác tổ chức cán bộ - đào tạo tập huấn: Cần lựa chọn bố trí những cán bộ có đủ năng lực, trình độ có tinh thần trách nhiệm trƣớc công việc,

đảm nhận công tác tín dụng cho vay nói chung, HSX nói riêng. Do đó cần phân loại cán bộ theo trình độ và khả năng nhận thức để có nội dung và phƣơng pháp đào tạo, tập huấn phù hợp.

- Trong công tác chỉ đạo điều hành: Bám sát chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch của địa phƣơng có liên quan để xác định, lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ hợp lý có hiệu quả, đầu tƣ đúng hƣớng, đúng đối tƣợng, đúng ngành nghề.

- Làm lành mạnh dƣ nợ từ nhóm 2 trở lên: Để ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lƣợng tín dụng, tiến hành phân tích từng khoản nợ đã đƣợc cơ cấu lại, hạn chế gia hạn nợ đối với những trƣờng hợp không cần thiết.

- Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nƣớc ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của vốn tín dụng Ngân hàng đối với nông nghiệp - nông thôn. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phù hợp cơ chế thị trƣờng thì Agrbank Bạc Liêu sẽ phải tăng khối lƣợng tín dụng cho khách hàng, đó là các đơn vị tổ chức kinh tế, các HSX trên phạm vi các địa bàn hoạt động. Việc mở rộng tín dụng là điều cần thiết, nhƣng phải hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Nên cần phải nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng nói chung và HSX nói riêng. Đó là mục tiêu mà mọi ngân hàng hƣớng tới.

- Xử lý các khoản nợ xấu phát sinh: Phân tích thực trạng của từng khoản nợ xấu, nguyên nhân phát sinh, là cơ sở để tìm ra các biện pháp xử lý thích hợp, đồng thời cũng có tác dụng ngăn ngừa rút kinh nghiệm để không tái phạm.

- Chi nhánh cần bám sát các mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh để có định hƣớng đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp. Chi nhánh tập trung mọi biện pháp huy động nguồn vốn trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế. Trên cơ sở nguồn vốn huy động đƣợc phát triển mở rộng đầu tƣ đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kinh tế ở mọi thành phần mà đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn phục vụ tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh [1].

Với mục tiêu vốn tín dụng ngân hàng phục vụ tăng trƣởng kinh tế và phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh, Agribank Bạc Liêu tiếp tục vẫn giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng tín dụng nông

thôn, gắn bó với hộ sản xuất. Thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn an toàn và hiệu quả, Agribank Bạc Liêu tiếp tục cơ cấu lại nợ một cách toàn diện theo hƣớng tăng dƣ nợ khách hàng hợp lý.

Agribank Bạc Liêu tiếp tục thực hiện chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới xuống tận các xã, khu vực thị tứ để đảm bảo giao dịch vay vốn thuận tiện cho HSX ở các vùng nông thôn. Đồng thời tiếp tục thực hiện chiến lƣợc phát triển mạng lƣới phù hợp để huy động vốn và cho vay ở các khu vực tiềm năng. Phát huy tích cực mở rộng cơ chế cho vay qua các tổ, nhóm của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tiếp tục đƣợc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và mở rộng, nhằm tạo thuận tiện cho việc vay vốn của HSX. Dự báo, từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, vốn tín dụng của Agribank Bạc Liêu cung ứng cho đối tƣợng HSX (chủ yếu là thuộc khu vực nông thôn, hộ nông dân) tiếp tục tăng trƣởng cao, với tốc độ tăng bình quân 15 – 18%/năm, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nông sản hàng hoá, nhất là các mặt hàng cho xuất khẩu.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)