Kiểm soát quá trình thực hiện sau khi kết thúc M&A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 39)

M&A là một quá trình lâu dài, phức tạp, cần phải được theo dõi, đôn đốc kịp thời, các kết quả và hiệu quả của việc hợp tác.Mặt khác, trong quá trình thực hiện, luôn có thể phát sinh nhiều vấn đề mới cần được kịp thời giải quyết. Do vậy, ngay sau khi thỏa thuận tiến hành M&A công ty chứng khoán, các bên đối tác cần tiến hành xây dựng chương trình hành động tổng thể, trong đó xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ và những kết quả dự kiến cho từng giai đoạn phát triển, kể cả giai đoạn hậu M&A với trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích tương ứng của mỗi bên xuyên suốt cả

quá trình thực hiện.

1.3.3. Tác động của hoạt động M&A các công ty chứng khoán 1.3.3.1. Hiệu ứng tích cực của M&A

Thứ nhất, tăng năng lực hoạt động của công ty chứng khoán

Hoạt động M&A các công ty chứng khoán sẽ tạo nên những công ty sau M&A có quy mô hoạt động lớn hơn về vốn, mở rộng và đa dạng mạng lưới kinh doanh,

đưa tới nhiều cơ hội lớn hơn cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. M&A là một phần trong quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán được

thực hiện qua nhiều hình thức: hợp nhất, sáp nhập, mua bán, hợp tác với các đối tác

nước ngoài. Đây là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, các công ty chứng khoán không nhất thiết phải đợi đến lúc gặp khó

khăn mới tính đến chuyện thực hiện M&A mà có thể tiến hành M&A ngay cả khi hoạt động bình thường để phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại và tăng năng

lực cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, M&A cũng góp phần làm giảm chi phí hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, tăng lợi thế cạnh

tranh, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả vận hành.

Thứ hai, phát triển thị trường chứng khoán

Hoạt động M&A đã giúp các công ty chứng khoán có được những lợi thế rất quan trọng khi cạnh tranh trên thị trường, qua đó, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển mạnh và bền vững hơn.

Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng phát triển cần phải bao gồm đầy đủ các bộ phận cấu thành nên nó, thành viên thị trường trong

đó là các công ty chứng khoán cần phát triển để phát huy tác dụng của nó. Phát triển trong một môi trường cạnh tranh gây gắt thì doanh nghiệp nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng cần tận dụng mọi nguồn nội lực trong đó có hướng đến hoạt

động M&A nhằm đạt được mục tiêu cạnh tranh cũng như góp phần phát triển thị trường chứng khoán. Mặt khác, sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng. Đồng thời, sự phát triển của thị trường chứng khoán đến một giai đoạn nhất

định sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các hoạt động M&A nhờ tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thịtrường.

Thứ ba, mở rộng, thu hút nguồn vốn đầu tư từnước ngoài

Hoạt động M&A càng diễn ra mạnh mẽ thì càng thu hút sự quan tâm của các

nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế lớn. Với đặc điểm của hoạt

động M&A các công ty chứng khoán có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài, thì việc kết hợp này cũng là một kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước,

đồng thời tiếp nhận được những công nghệ hiện đại từ các nước có nền chứng khoán phát triển.

Các công ty chứng khoán sau M&A hoạt động hiệu quả hơn, khả năng tài

chính được cải thiện, công tác quản trị điều hành chặt chẽ hơn và gia tăng thị phần kinh doanh. Đặc biệt là ở Việt Nam, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trong nước

đang khan hiếm, thì đây là một kênh huy động vốn rất tốt cho các doanh nghiệp

trong nước nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. Qua đó, từng bước nâng cao khảnăng đáp ứng nhu cầu, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, góp phần ổn

định hoạt động giao dịch của thị trường, tuân thủ theo các quy định hiện hành và phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.3.3.2. Hiệu ứng không tích cực của M&A

Ngoài những hiệu ứng tích cực mà hoạt động M&A mang lại cho các chủ thể, thì hoạt động này còn tiềm ẩn rất nhiều cạm bẫy gây rủi ro cho cả nền kinh tế và doanh nghiệp. Sự nôn nóng hay quá quyết tâm để thực hiện M&A sẽ dẫn đến những kết quả như trả giá quá cao khi mua, hay không đánh giá đúng về khảnăng tương

thích về chiến lược phát triển và văn hóa công ty. Bên cạnh đó, quá trình M&A diễn ra dễ bị đánh mất thương hiệu của các công ty trong nước khi có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài do những nỗ lực tìm kiếm đối tác nước ngoài để bán cổ

phần, thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ, khả năng quản lý và phát triển thị trường.

Bản chất cơ bản của M&A là giành quyền kiểm soát lẫn nhau. Đặc biệt như trong điều kiện Việt Nam, hoạt động M&A còn khá mới mẻ và thiếu sự quản lý,

điều tiết, giám sát của các cơ quan quản lý, các nhà tư vấn còn thiếu kinh nghiệm,

do đó tiềm ẩn nhiều khảnăng thâu tóm lẫn nhau giữa các công ty chứng khoán. Các công ty sau khi bị M&A hầu như không hoạt động với những mục tiêu ban đầu,

người chủ sở hữu cũ có vai trò không đáng kểvà do đó đã ảnh hưởng đến tinh thần chung của người lao động trong quá trình làm việc. Một sự chuẩn bị từphía cơ quan

quản lý nhà nước và các doanh nghiệp từ khi thị trường M&A mới đi vào hoạt động là thực sự cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kết thúc chương 1, chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động M&A các

công ty chứng khoán, qua đó ta hiểu được vai trò chức năng, cũng như các nghiệp

vụ chủ yếu của một CTCK. Cũng trong chương này, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động M&A các công ty chứng khoán cũng như trình tự, nội dung của một hoạt động M&A, những tác động tích cực và chưa tích cực từ

M&A mang lại. Đó là cơ sở, là nền tảng để chúng ta đánh giá thực trạng hoạt động M&A các công ty chứng khoán trên thị trường trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

Chương 2 luận văn trình bày khái quát hoạt động kinh doanh các công ty chứng khoán, phân tích sự cần thiết của hoạt động M&A công ty chứng khoán, phân tích về thực trạng hoạt động M&A các công ty chứng khoán và đánh giá

những kết quảđạt được, cũng như hạn chế và nguyên nhân của nó.

2.1.Bối cảnh kinh tế Việt Nam, tổng quan về thị trường chứng khoán và khái quát hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán tại Việt Nam khái quát hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

2.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trải qua gần 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã có những

bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam được thể hiện qua sựtăng trưởng của GDP, đặc biệt có sự tăng trưởng mạnh từ những năm 2003 đến 2007 với tốc độ trên 7%. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, trong đó

nông dân ở những vùng sâu vùng xa được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

chưa được giải quyết, suy thoái trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tăng trưởng của các nền kinh tếđầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác.

Nền kinh tế Việt Nam, do phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn kể

trên, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân chỉđạt trên 5%, lạm phát tiếp tục tăng; mặt bằng lãi suất cao; tỷ giá biến động bất thường. Trong năm 2015, thị trường toàn cầu

có nhiều biến động mạnh, đặc biệt là dầu thô giảm giá liên tục và giảm ở mức

sâu trong những tháng qua. Bên cạnh đó, sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu

với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế

giới, khiến phần lớn các quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá giá tiền tệ để

tệ và chứng khoán tại các nền kinh tế mới nổi cũng chịu nhiều áp lực do các dòng vốn đầu tư giảm đáng kể.

Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt

các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm bảo

đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng

hợp lý. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2015 giảm 0,21% so với tháng trước, chủ yếu do tác động của giá xăng và giá gas được điều chỉnh giảm. Trong khi

đó, nếu so với tháng 12/2014, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 tăng 0,4%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, tổng sản phẩm

trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,50% so với cùng kỳnăm 2014. Nhìn chung, tuy gặp nhiều khó khăn và trải qua nhiều thăng trăm lịch sử, những thành công trong công tác cải cách nền kinh tế nước nhà đã phần nào được thế giới biết đến và công nhận, tiêu biểu là sự kiện gia nhập vào WTO, qua đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi xâm nhập kinh tế quốc tế.

Sự phát triển nền kinh tếtheo cơ chế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước đã làm xuất hiện nhiều loại thị trường trong nền kinh tế và sự xuất hiện của thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường chứng khoán nói riêng là một bước ngoặc

đáng nghi nhận. Kể từkhi ra đời đến nay, thịtrường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và những biến động bất ngờ trên thị trường đã gây

tác động rất lớn đến các nhà đầu tư và cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hoạt

động trong môi trường minh bạch hơn, cạnh tranh gay gắt hơn. Do đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán đến một giai đoạn nhất định sẽ dẫn đến sự hình thành một thị trường mới, với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có thịtrường M&A, là hệ quả tất yếu của sự phát triển thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán đã tác động và dẫn đến việc hình thành mầm móng sơ

khai của thị trường M&A tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. Sự ra đời và phát triển của hoạt động M&A sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình tái cấu trúc, tạo cơ hội phát triển tốt hơn cho cả doanh

nghiệp và cả nền kinh tếtheo định hướng của từng lĩnh vực, ngành cụ thể cũng như định hướng chung của Nhà nước.

Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

2.1.2. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong 15 năm hoạt động và phát triển hoạt động và phát triển

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000

với việc vận hành của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 20/7/2000 (tiền thân là Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM). Công ty Cơ

điện lạnh (REE) và Công ty Viễn thông cáp Sài Gòn (SAM) là 2 công ty có cổ

phiếu niêm yết đầu tiên trên thị trường và chính thức giao dịch vào ngày 28/07/2000. Kết thúc năm 2000, có đến 7 CTCK bắt đầu hoạt động trên thị trường,

nhưng số cổ phiếu niêm yết trên HOSE chỉ là 5 công ty với việc có thêm 3 công ty niêm yết thêm là Công ty Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF), Công ty Giấy Hải Phòng (HAP) và Công ty Transimex Saigon (TMS). Đến hết năm 2014, số lượng các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) là 305 doanh nghiệp với 33 triệu cổ

phiếu niêm yết (CPNY).

Biểu đồ 2.1: Số lượng DNNY và CPNY trên HOSE qua các năm

(Nguồn: Đầu tư chứng khoán) [1]

Qua 15 năm hoạt động và phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc gia tăng quy mô vốn hóa và thanh khoản thị trường,

đưa TTCK trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Tính

đến hết năm 2014, tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là hơn 330 nghìn tỷ đồng,

vốn hóa toàn thị trường là hơn 985 nghìn tỷđồng, tương đương 25% GDP của năm

2014. Nếu như giai đoạn từnăm 2000 đến 2005, giá trị vốn hóa chỉđạt hơn 7 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2005, thì từ năm 2006, quy mô thị trường đã có xu hướng

tăng trưởng khá đều và tích cực, dù có những thăng trăm và biến động mạnh trong

Biểu đồ 2.2: Giá trị niêm yết và giá trị vốn hóa qua các năm

(Đơn vị tính: tỷđồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên HOSE)

Bên cạnh sự biến động cũng như sựtăng trưởng về quy mô thị trường, chỉ số

chứng khoán Việt Nam (VNIndex) trong 15 năm qua cũng có nhiều biến động đáng

ghi nhớ. Sau khi TTCK đi vào hoạt động trong 2 năm đầu 2000 – 2001, chỉ số

VNIndex tăng cực mạnh, từ 100 điểm lên hơn 550 điểm, để rồi sau đó chỉ số

VNIndex bắt đầu thời kỳ suy giảm kéo dài trong khoảng 4-5 năm. Kể từ thời điểm 2006, thị trường chứng khoán đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc và bắt đầu sôi động

hơn, nhất là thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Trong thời kỳ 2006 – 2007, sốlượng doanh nghiệp niêm yết gia tăng ồạt, cùng với đó là chỉ số VNIndex

tăng mạnh và chạm mốc 1.170 điểm trong phiên giao dịch ngày 27/02/2007. Kết

thúc phiên giao dịch ngày 27/02/2017, VNIndex đã ghi nhận mốc 1.167,36 điểm và

đây là mức tăng cao kỷ lục của VNIndex kể từ khi TTCK Việt Nam bắt đầu đi vào

hoạt động cho đến nay.

Kể từ mức tăng điểm kỷ lục, TTCK bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn và ảm đạm trong giai đoạn 2008 – 2011, do chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà khơi nguồn là từnước Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới. Hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết gặp nhiều khó khăn, dòng vốn đầu tư nước

ngoài hạn chế vào Việt Nam, nhà đầu tư thua lỗ, theo đó mà tình hình kinh doanh của các CTCK cũng bị ảnh hưởng, nhiều công ty ghi nhận những mức lỗ kỷ lục và lỗ lũy kế kéo dài. Sự suy giảm của thị trường đã đẩy VNIndex đã giảm sâu liên tục, rồi chạm đáy 235,5 điểm vào phiên giao dịch ngày 24/02/2009 và đây là mức giảm sâu kỷ lục trong 10 năm trở lại đây.

Biểu đồ 2.3: Chỉ số VNIndex qua các năm

(Đơn vịtính: điểm)

(Nguồn: Báo cáo thường niên HOSE)

Đến nay, thị trường chứng khoán đã tương đối ổn định hơn trong 3 – 4 năm qua, nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Giá trị vốn hóa hóa có sựtăng trưởng đều qua các năm 2012 – 2014 cũng như sự biến động của chỉ số

VNInedex không lớn, phần nào cho chúng ta thấy sự ổn định hơn của thị trường chứng khoán qua 15 năm hoạt động và phát triển, với sự vận hành của Sở GDCK

TP.HCM (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). Hiện nay, HOSE đã là thành viên

chính thức của Hiệp hội các Sở GDCK Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF) vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)