Khi thị trường phát triển nóng, nhu cầu của nhà đầu tư lớn, thì việc mở rộng
thêm các phòng giao dịch và các đại lý nhận lệnh càng được đẩy mạnh hơn. Tuy
nhiên, vào thời điểm khó khăn, thị trường bước vào giai đoạn suy thoái, nhiều
phòng giao dịch của các công ty đã phải đóng cửa, các đại lý nhận lệnh gần như
biến mất hoàn toàn. Một phần là do các phòng giao dịch và đại lý không còn việc để
làm, phần khác là cũng có một số rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các đại lý nhận
lệnh, nên các công ty chứng khoán cũng đã chủ động cơ cấu lại các đại lý nhận lệnh
theo hướng chuyển đổi thành các phòng giao dịch hoặc chấm dứt hoạt động. Tính
đến nay, số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch mà CTCK đã đóng cửa là 28
chi nhánh và 41 phòng giao dịch. Trong khi đó, số lượng chi nhánh và phòng giao
dịch các CTCK hiện nay là hơn 110 chi nhánh, 37 phòng giao dịch và 4 văn phòng
Trong thời kỳ thị trường chứng khoán không thuận lợi, để duy trì hoạt động, hàng loạt CTCK lớn phải thu hẹp hoạt động, đóng cửa bớt phòng giao dịch như
CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) đã đóng cửa Phòng giao dịch
Nguyễn Huệ tại TP.HCM, đóng cửa Phòng giao dịch Cầu Giấy tại Hà Nội; CTCK Sài Gòn (SSI) cũng đã chấm dứt hoạt động của Chi nhánh tại Quảng Ninh và đóng
cửa Phòng giao dịch 3/2 trực thuộc Chi nhánh TP.HCM. Hiện nay, mạng lưới hoạt
động của SSI có 6 chi nhánh, 2 phòng giao dịch trực thuộc và 1 công ty trực thuộc (Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI) tại Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang.
Trong khi đó, mạng lưới của VCBS hiện nay có 3 Chi nhánh, 4 văn phòng đại diện và 3 phòng giao dịch, trên khắp 3 miền của đất nước.
Trước những khó khăn có thể dự báo trước, việc nhiều công ty chứng khoán tiếp tục co hẹp hoạt động cũng là điều dễ hiểu để tiết giảm chi phí và duy trì bộ máy hoạt động trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn như vậy, một số công ty chứng khoán khác cũng công bố thành lập chi nhánh mới, như CTCK Phú Hưng thành lập chi nhánh tại Cần Thơ, CTCK Bảo Việt cũng thành lập phòng giao dịch MỹĐình tại Hà Nội.