Ngoài những hiệu ứng tích cực mà hoạt động M&A mang lại cho các chủ thể, thì hoạt động này còn tiềm ẩn rất nhiều cạm bẫy gây rủi ro cho cả nền kinh tế và doanh nghiệp. Sự nôn nóng hay quá quyết tâm để thực hiện M&A sẽ dẫn đến những kết quả như trả giá quá cao khi mua, hay không đánh giá đúng về khảnăng tương
thích về chiến lược phát triển và văn hóa công ty. Bên cạnh đó, quá trình M&A diễn ra dễ bị đánh mất thương hiệu của các công ty trong nước khi có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài do những nỗ lực tìm kiếm đối tác nước ngoài để bán cổ
phần, thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ, khả năng quản lý và phát triển thị trường.
Bản chất cơ bản của M&A là giành quyền kiểm soát lẫn nhau. Đặc biệt như trong điều kiện Việt Nam, hoạt động M&A còn khá mới mẻ và thiếu sự quản lý,
điều tiết, giám sát của các cơ quan quản lý, các nhà tư vấn còn thiếu kinh nghiệm,
do đó tiềm ẩn nhiều khảnăng thâu tóm lẫn nhau giữa các công ty chứng khoán. Các công ty sau khi bị M&A hầu như không hoạt động với những mục tiêu ban đầu,
người chủ sở hữu cũ có vai trò không đáng kểvà do đó đã ảnh hưởng đến tinh thần chung của người lao động trong quá trình làm việc. Một sự chuẩn bị từphía cơ quan
quản lý nhà nước và các doanh nghiệp từ khi thị trường M&A mới đi vào hoạt động là thực sự cần thiết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kết thúc chương 1, chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động M&A các
công ty chứng khoán, qua đó ta hiểu được vai trò chức năng, cũng như các nghiệp
vụ chủ yếu của một CTCK. Cũng trong chương này, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động M&A các công ty chứng khoán cũng như trình tự, nội dung của một hoạt động M&A, những tác động tích cực và chưa tích cực từ
M&A mang lại. Đó là cơ sở, là nền tảng để chúng ta đánh giá thực trạng hoạt động M&A các công ty chứng khoán trên thị trường trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Chương 2 luận văn trình bày khái quát hoạt động kinh doanh các công ty chứng khoán, phân tích sự cần thiết của hoạt động M&A công ty chứng khoán, phân tích về thực trạng hoạt động M&A các công ty chứng khoán và đánh giá
những kết quảđạt được, cũng như hạn chế và nguyên nhân của nó.
2.1.Bối cảnh kinh tế Việt Nam, tổng quan về thị trường chứng khoán và khái quát hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán tại Việt Nam