Nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thực hiện M&A các công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 80 - 84)

ty chứng khoán

2.4.3.1. Hành lang pháp lý và các văn bản hướng dẫn

Những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A chỉ mới dừng lại ở việc

xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, chưa cụ thể và rõ ràng. Hầu như chỉ

có những quy định mang tính chất nguyên tắc chung chung trong các văn bản luật

như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh. Việc

hợp nhất, sáp nhập công ty chứng khoán có quy định trong thông tư hướng dẫn

210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính nhưng chưa thực sự chi tiết

Hệ thống các văn bản luật nói chung và M&A nói riêng chưa đồng bộ khi các văn bản hướng dẫn dưới luật thường được ban hành chậm trễ, chưa theo kịp với sự

phát triển và đòi hỏi cao trong các hoạt động M&A. Bên cạnh đó, các quy định hạn

chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã chưa đáp ứng theo chiến lược đầu tư

lâu dài của các đối tác lớn, có tiềm lực tài chính để tham gia vào giao dịch M&A

với công ty chứng khoán Việt Nam.

Với hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng, quá trình thực hiện M&A mất khá nhiều thời gian do cần phải xin ý kiến hướng dẫn, hoặc chấp thuận từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Điều này cũng gây ra

những trở ngại đáng kể không những cho chính các chủ thể tham gia M&A mà cả cơ quan quản lý Nhà nước.

Chưa có những quy định và chế tài đủ mạnh để nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, cổ đông nhỏ lẻ trong các thương vụ M&A. Các cổ đông nhỏ không

thể tham gia trực tiếp vào việc quyết định các vấn đề lớn của công ty liên quan đến

công tác tái cấu trúc như M&A, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ khi đã đầu tư vào công tytrước và sau khi thực hiện M&A.

2.4.3.2. Thiếu các đơn vị tư vấn và nhân sự am hiểu về M&A

Quá trình thực hiện M&A đòi hỏi phải cần phải có nhân sự tham gia có chuyên

môn cao và đội ngũ, đơn vị tư vấn lành nghề, am hiểu sâu sắc về M&A. Nguồn nhân lực cho quá trình thực hiện M&A hiện nay chưa đáp ứng vềnăng lực và thiếu kinh nghiệm. Đối với các nhà quản trị thì chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày

càng cao, đa dạng theo chuẩn mực quốc tế về M&A trong quá trình hội nhập.

Hiện nay có khá nhiều các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán tham gia tư

vấn, trung gian môi giới cho các bên trong hoạt động M&A, tuy nhiên tính chuyên nghiệp vẫn chưa cao. Ngoài ra, với những hạn chế về hệ thống pháp luật, nguồn nhân sự, trình độ công nghệ, cơ sở dữ liệu nên những tổ chức tư vấn chưa thể hiện

được tính chuyên nghiệp cao, nhất là vai trò trung gian, do đó hoạt động M&A chủ

Thị trường M&A Việt Nam chỉ mới hoạt động trong vòng 10 năm trở lại đây,

ngoài việc thiếu nhân sự có kinh nghiệm và hiểu biết về M&A, thì hiện nay chưa có

một chương trình nào đào tạo bài bản và chuyên nghiệp cho lĩnh vực này, đa phần là tự phát và tự tìm hiểu dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước.

2.4.3.3. Chưa chủ động và tích cực tìm kiếm đối tác

Nếu so với hoạt động M&A các ngân hàng tại Việt Nam thì hoạt động M&A các CTCK thường mang tính tự nguyện cao, cụ thể là việc hợp nhất 4 công ty chứng

khoán trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tính chủ động và tích cực tìm kiếm đối

tác tiềm năng cũng như hợp tác trong quá trình thực hiện chưa thật sự nổi bật, gây

ra nhiều cản trở cho các công ty khi muốn đàm phán với đối tác để thực hiện M&A. Đội ngũ nhân sự trong khi thực hiện M&A chưa cao đã ảnh hưởng đến quá

trình đàm phán và giao kết M&A khi tiến hành thu thập thông tin của đối tác tham

gia. Lợi thế cạnh tranh, vị thế thương hiệu chưa xứng tầm cũng ảnh hưởng nhiều đến việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác khi có nhu cầu M&A.

2.4.3.4. Tâm lý e ngại khi thực hiện M&A

Hầu hết các công ty đều lúng túng và ngại thực hiện M&A do sự xáo trộn và

thay đổi cơ cấu tổ chức, quản lý. Với những ảnh hưởng từ hoạt động M&A là hoạt

động thâu tóm, sáp nhập, nên các nhà quản trị, điều hành chưa có những nhận thức tích cực cho lĩnh vực còn mới mẻ này. Văn hóa và tầm nhìn về M&A còn hạn chế đã dẫn đến tâm lý e ngại không những cho ban lãnh đạo các công ty mà còn đối với cả các cổđông hay người lao động. Khi một đối tác tiềm năng hay công ty mục tiêu muốn tiếp xúc và tìm hiểu để có kế hoạch tham gia M&A với công ty thì các nhà quản trị thường né tránh và ít tạo điều kiện cho đối tác để có thể xây dựng một kế

hoạch M&A tiềm năng. Vấn đề này cũng xuất phát từ ý thức của nhà quản trị là muốn làm chủ công ty, không muốn phân tán quyền sở hữu, chưa hòa nhập được với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

2.4.3.5. Thông tin trong giao dịch M&A

Xuất phát từ tâm lý e ngại cũng như tư duy về M&A còn hạn chế, các đối tác trong giao dịch M&A cung cấp thông tin còn hạn chế trong quá trình đàm phán và thương thảo. Sở dĩ thông tin còn hạn chế là do sự thận trọng

giữa các bên tham gia M&A, mức độ tin cậy cho sự thành công của thương vụ chưa cao. Mỗi bên đều chưa thể chắc chắn được rằng đối tác đó là sự lựa chọn

cuối cùng cho thương vụ M&A của mình. Ở một góc độ khác, việc e ngại bị

rò rỉ thông tin có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý chung của người lao động khi họ lo lắng về một sự thay đổi cơ cấu tổ chức hay nhân sự nếu thương vụ M&A được hoàn tất.

Ngoài ra, khi thông tin không được bảo mật một cách tối ưu thì đó có thể là cơ hội để các đối thủ cạnh trạnh trong hoạt động kinh doanh khai thác và tận dụng, đồng thời, điều này cũng có thể gây trở ngại cho việc đàm phán với những đối tác M&A tiềm năng khác. Với các nhà đầu tư nước ngoài, việc tìm hiểu và cập nhật thông tin để tiến đến một giao dịch M&A là rất quan trọng, để qua đó có thể có một quyết định phù hợp khi hợp tác chiến lược với một CTCK tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã đề cập một cách khái quát về hoạt động kinh doanh các công ty chứng khoán, sự cần thiết của hoạt động M&A các công ty chứng khoán. Trên cơ sở trình bày về thực trạng hoạt động M&A các công ty chứng, luận văn đã đánh giá được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế

và nguyên nhân gây ra những hạn chế trong quá trình M&A. Từ đó, làm cơ sở đề

xuất đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động M&A các công ty chứng khoán trong chương 3 ngày càng tốt hơn, xem M&A là một định hướng trong quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG M&A CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

Dựa trên thực trạng được trình bày ở chương trên, trong chương 3, luận văn

trình bài những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động M&A các công ty chứng

khoán ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)