thông tin của cơ quan quản lý. Với phương thức công bố như thế vừa có thể cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin vừa có thể kiểm soát được đối tượng thu thập thông tin về công ty mục tiêu.
Thứ hai, để làm tăng tính minh bạch cho các thông tin được công bố thì cần nhanh chóng thực thi các chuẩn mực kế toán, kiểm soát sổ sách kế toán của công ty chặt chẽhơn thông qua công tác kiểm toán nội bộvà độc lập.
Thứ ba, các công ty chứng khoán cần sớm làm quen với việc hoạt động kinh doanh trong một môi trường thông tin hiệu quả. Việc công khai thông tin về công ty chứng khoán bên cạnh những bất lợi thì việc làm này sẽ mang lại nhiều lợi thế cho các công ty chứng khoán làm ăn có hiệu quảnhư quảng bá thương hiệu, khẳng định vị thế. Bên cạnh đó, các bên cần tích cực trao đổi và chia sẻ thông tin khi thực hiện M&A dựa trên các cam kết bảo mật giữa các bên, nếu các thông tin này không thuộc nghĩa vụ phải công bố ra công chúng.
Việc công bố thông tin công khai càng làm tăng uy tín, thương hiệu của công ty chứng khoán. Trong công tác định giá thì nó góp phần để đối tác đánh giá đúng
về giá trị của công ty. Vì thế, trong tương lai, nếu công ty chứng khoán có dựđịnh tham gia vào hoạt đông M&A thì việc công khai thông tin từ lúc đầu là việc mà công ty chứng khoán cần thực hiện tốt.
3.2.5. Thay đổi tư duy và văn hóa về M&A, đẩy mạnh công tác truyền thông thông
Cải thiện và thay đổi nhận thức của nhà quản trị công ty đối với hoạt động M&A trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là một xu thế tất yếu. Do số lượng công ty chứng khoán trong nước rất nhiều nhưng đa phần là các công ty với quy mô vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ đáng kể, thiếu năng lực cạnh tranh lâu dài nên việc tiếp tục tồn tại và phát triển của những công ty chứng khoán này là rất khó nếu không có một định hướng phát triển rõ ràng, dài hơi. Để tránh con đường phá sản thì M&A là một phương thức lựa chọn đáng được các công ty chứng khoán lưu
Các nhà quản trị nên xem hoạt động M&A là một công cụ hữu hiệu để tái cấu trúc lại công ty chứng khoán khi cần thiết, là một giải pháp lâu dài cho sự phát triển của công ty. Nếu như trước đây, M&A thường được xem là hành vi tiêu cực với các hoạt động thâu tóm thù địch, thì các nhà quản trị cần phải sớm thay đổi tư duy trên,
bởi M&A là một phương thức để tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực tài chính
trong môi trường thường xuyên thay đổi và nhiều đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, nhà quản trị công ty cần có một sự chuẩn bị tốt cho quá trình để tiến hành hoạt động M&A ngay từcác khâu đầu tiên như lập kế hoạch, chiến lược phát triển công ty, tìm kiếm, xác định mục tiêu và công ty mục tiêu. Đội ngũ nhân viên công ty cũng cần phải qua các lớp đào tạo chuyên ngành trong hoạt động M&A để
hiểu rõ hơn và dần cải thiện vềtư duy M&A.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông cần được đẩy mạnh thông qua việc tổ chức
các chương trình, hội thảo liên quan đến M&A với các chuyên gia, các nhà tư vấn qua các kênh truyền thông đại chúng. Với các sự kiện về M&A hàng năm, thì các nhà quản trị cần tích cực tham gia và khuyến khích đội ngũ nhân sự về M&A tham gia nhằm mục tích tìm hiểu cũng như tìm kiếm thêm đối tác để thực hiện M&A.