Xuất phát từ chủ trương tái cơ cấu của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 66 - 67)

Bộ Tài chính đã có chủ trương phê duyệt đề án tái cấu trúc các CTCK cũng như Thủtướng Chính phủđã phê duyệt đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của thị trường chứng khoán và bảo hiểm; phấn đấu tới năm 2020 đưa thịtrường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Theo đó, quan điểm chỉ đạo trong đề án tái cấu trúc là tuân thủ theo quy định của pháp luật, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, phát triển, mở rộng thị trường có tổ chức nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và tăng tính minh bạch cho thị trường.

Tái cấu trúc thị trường chứng khoán cần phải theo nguyên tắc thị trường trên

cơ sở các CTCK tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện vai trò quản lý, giám sát trong quá trình tái cơ cấu. Hiện nay, các CTCK đang vượt quá nhu cầu phát triển của thị trường và cần phải điều chỉnh để hoạt động tốt

M&A là một trong những nhiệm vụđược ưu tiên hàng đầu và cần thiết của cơ quan quản lý. Việc củng cố lại nội lực các CTCK, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm phát triển ổn định, bền vững cũng là nhu cầu cần thiết, khi mà trong những năm

khủng hoảng vừa qua, đa số các CTCK đã bị tổn thương khá nặng nề do chưa chú

trọng vào công việc xây dựng nguồn lực, đối phó với khủng hoảng. Hợp nhất, sáp nhập các CTCK sẽ từng bước lành mạnh hóa tình hình tài chính, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, qua đó góp phần làm giảm số lượng CTCK. Điều này cũng sẽ tạo điều

kiện cho các cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát tốt hơn khi số lượng các

CTCK giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)