2.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trải qua gần 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam được thể hiện qua sựtăng trưởng của GDP, đặc biệt có sự tăng trưởng mạnh từ những năm 2003 đến 2007 với tốc độ trên 7%. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, trong đó
nông dân ở những vùng sâu vùng xa được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu
chưa được giải quyết, suy thoái trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tăng trưởng của các nền kinh tếđầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác.
Nền kinh tế Việt Nam, do phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn kể
trên, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân chỉđạt trên 5%, lạm phát tiếp tục tăng; mặt bằng lãi suất cao; tỷ giá biến động bất thường. Trong năm 2015, thị trường toàn cầu
có nhiều biến động mạnh, đặc biệt là dầu thô giảm giá liên tục và giảm ở mức
sâu trong những tháng qua. Bên cạnh đó, sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu
với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới, khiến phần lớn các quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá giá tiền tệ để
tệ và chứng khoán tại các nền kinh tế mới nổi cũng chịu nhiều áp lực do các dòng vốn đầu tư giảm đáng kể.
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt
các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng
hợp lý. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2015 giảm 0,21% so với tháng trước, chủ yếu do tác động của giá xăng và giá gas được điều chỉnh giảm. Trong khi
đó, nếu so với tháng 12/2014, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 tăng 0,4%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,50% so với cùng kỳnăm 2014. Nhìn chung, tuy gặp nhiều khó khăn và trải qua nhiều thăng trăm lịch sử, những thành công trong công tác cải cách nền kinh tế nước nhà đã phần nào được thế giới biết đến và công nhận, tiêu biểu là sự kiện gia nhập vào WTO, qua đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi xâm nhập kinh tế quốc tế.
Sự phát triển nền kinh tếtheo cơ chế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước đã làm xuất hiện nhiều loại thị trường trong nền kinh tế và sự xuất hiện của thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường chứng khoán nói riêng là một bước ngoặc
đáng nghi nhận. Kể từkhi ra đời đến nay, thịtrường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và những biến động bất ngờ trên thị trường đã gây
tác động rất lớn đến các nhà đầu tư và cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hoạt
động trong môi trường minh bạch hơn, cạnh tranh gay gắt hơn. Do đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán đến một giai đoạn nhất định sẽ dẫn đến sự hình thành một thị trường mới, với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có thịtrường M&A, là hệ quả tất yếu của sự phát triển thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán đã tác động và dẫn đến việc hình thành mầm móng sơ
khai của thị trường M&A tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. Sự ra đời và phát triển của hoạt động M&A sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình tái cấu trúc, tạo cơ hội phát triển tốt hơn cho cả doanh
nghiệp và cả nền kinh tếtheo định hướng của từng lĩnh vực, ngành cụ thể cũng như định hướng chung của Nhà nước.
Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)