Sự cần thiết của hoạt động M&A các công ty chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 58 - 59)

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm mạnh, có thời

điểm hơn 50% các CTCK có kết quả kinh doanh thua lỗ, kể cả các công ty đang

niêm yết trên các Sở Giao dịch Chứng khoán, nhiều công ty đã có kế hoạch thực hiện tái cấu trúc thông qua hình thức M&A. Điều này đã trở nên nên cấp thiết và là sự lựa chọn tối ưu, phù hợp với Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án tái cấu trúc các Công ty chứng khoán theo Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/01/2012 của Bộ Tài chính.

Hiện nay, số lượng các công ty chứng khoán đã giảm xuống còn 83 công ty

nhưng vẫn được xem là quá nhiều so với quy mô và nhu cầu của TTCK Việt Nam trong thời gian qua cũng như những giai đoạn sắp tới. Điều này có thể nhận thấy trong những giai đoạn khó khăn vừa qua, nếu so sánh với một số TTCK khác trong khu vực. Tổng số tài khoản cá nhân trên TTCK Việt Nam chỉ ở mức khoảng 0,7%

dân số hiện tại, trong khi đó Trung Quốc có khoảng trên 100 triệu tài khoản, tương đương với khoảng 8% dân số, nhưng số lượng CTCK cũng chỉ bằng Việt Nam. TTCK Thái Lan với quy mô khoảng 100 tỷ USD, nhưng chỉ có gần 40 CTCK,

tương tự thì Singapore chỉ có khoảng 25 CTCK, Malaysia có hơn 30 CTCK….Số lượng lớn CTCK Việt Nam nhỏ lẻ đang hoạt động cho thấy sự phát triển thiếu chuyên nghiệp và chưa có định hướng dài hạn về quy mô hoạt động cũng như năng

lực tài chính, điều này đã dẫn đến những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các CTCK. Do đó, có thể nhận thấy sự cần thiết của hoạt động M&A được biểu hiện qua một số mặt sau đây:

2.2.1. Do doạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài của nhiều công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)