hoạt động và phát triển
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000
với việc vận hành của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 20/7/2000 (tiền thân là Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM). Công ty Cơ
điện lạnh (REE) và Công ty Viễn thông cáp Sài Gòn (SAM) là 2 công ty có cổ
phiếu niêm yết đầu tiên trên thị trường và chính thức giao dịch vào ngày 28/07/2000. Kết thúc năm 2000, có đến 7 CTCK bắt đầu hoạt động trên thị trường,
nhưng số cổ phiếu niêm yết trên HOSE chỉ là 5 công ty với việc có thêm 3 công ty niêm yết thêm là Công ty Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (LAF), Công ty Giấy Hải Phòng (HAP) và Công ty Transimex Saigon (TMS). Đến hết năm 2014, số lượng các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) là 305 doanh nghiệp với 33 triệu cổ
phiếu niêm yết (CPNY).
Biểu đồ 2.1: Số lượng DNNY và CPNY trên HOSE qua các năm
(Nguồn: Đầu tư chứng khoán) [1]
Qua 15 năm hoạt động và phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc gia tăng quy mô vốn hóa và thanh khoản thị trường,
đưa TTCK trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Tính
đến hết năm 2014, tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là hơn 330 nghìn tỷ đồng,
vốn hóa toàn thị trường là hơn 985 nghìn tỷđồng, tương đương 25% GDP của năm
2014. Nếu như giai đoạn từnăm 2000 đến 2005, giá trị vốn hóa chỉđạt hơn 7 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2005, thì từ năm 2006, quy mô thị trường đã có xu hướng
tăng trưởng khá đều và tích cực, dù có những thăng trăm và biến động mạnh trong
Biểu đồ 2.2: Giá trị niêm yết và giá trị vốn hóa qua các năm
(Đơn vị tính: tỷđồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên HOSE)
Bên cạnh sự biến động cũng như sựtăng trưởng về quy mô thị trường, chỉ số
chứng khoán Việt Nam (VNIndex) trong 15 năm qua cũng có nhiều biến động đáng
ghi nhớ. Sau khi TTCK đi vào hoạt động trong 2 năm đầu 2000 – 2001, chỉ số
VNIndex tăng cực mạnh, từ 100 điểm lên hơn 550 điểm, để rồi sau đó chỉ số
VNIndex bắt đầu thời kỳ suy giảm kéo dài trong khoảng 4-5 năm. Kể từ thời điểm 2006, thị trường chứng khoán đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc và bắt đầu sôi động
hơn, nhất là thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Trong thời kỳ 2006 – 2007, sốlượng doanh nghiệp niêm yết gia tăng ồạt, cùng với đó là chỉ số VNIndex
tăng mạnh và chạm mốc 1.170 điểm trong phiên giao dịch ngày 27/02/2007. Kết
thúc phiên giao dịch ngày 27/02/2017, VNIndex đã ghi nhận mốc 1.167,36 điểm và
đây là mức tăng cao kỷ lục của VNIndex kể từ khi TTCK Việt Nam bắt đầu đi vào
hoạt động cho đến nay.
Kể từ mức tăng điểm kỷ lục, TTCK bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn và ảm đạm trong giai đoạn 2008 – 2011, do chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà khơi nguồn là từnước Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới. Hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết gặp nhiều khó khăn, dòng vốn đầu tư nước
ngoài hạn chế vào Việt Nam, nhà đầu tư thua lỗ, theo đó mà tình hình kinh doanh của các CTCK cũng bị ảnh hưởng, nhiều công ty ghi nhận những mức lỗ kỷ lục và lỗ lũy kế kéo dài. Sự suy giảm của thị trường đã đẩy VNIndex đã giảm sâu liên tục, rồi chạm đáy 235,5 điểm vào phiên giao dịch ngày 24/02/2009 và đây là mức giảm sâu kỷ lục trong 10 năm trở lại đây.
Biểu đồ 2.3: Chỉ số VNIndex qua các năm
(Đơn vịtính: điểm)
(Nguồn: Báo cáo thường niên HOSE)
Đến nay, thị trường chứng khoán đã tương đối ổn định hơn trong 3 – 4 năm qua, nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Giá trị vốn hóa hóa có sựtăng trưởng đều qua các năm 2012 – 2014 cũng như sự biến động của chỉ số
VNInedex không lớn, phần nào cho chúng ta thấy sự ổn định hơn của thị trường chứng khoán qua 15 năm hoạt động và phát triển, với sự vận hành của Sở GDCK
TP.HCM (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). Hiện nay, HOSE đã là thành viên
chính thức của Hiệp hội các Sở GDCK Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF) vào
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam
2.1.3.1. Hệ thống các công ty chứng khoán ở Việt Nam
Hiện nay, số lượng các công ty chứng khoán hoạt động vẫn còn nhiều so với quy mô của thị trường, với 83 công ty còn hoạt động, bao gồm cả công ty đang thuộc diện kiểm soát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Trong 15 năm hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán, sựgia tăng
của các CTCK chủ yếu được thể hiện qua 3 thời điểm. Từ khi TTCK đi vào hoạt
động đến năm 2005, số lượng CTCK không nhiều, với 13 công ty vào cuối năm
2005. Thời điểm 2006 – 2008, sốlượng các CTCK đã tăng cực mạnh từ 13 công ty
đầu năm 2006, tăng lên đến hơn 90 công ty vào cuối năm 2008. Năm 2006 - 2007 là thời điểm thị trường chứng khoán cực thịnh và bùng nổ tại Việt Nam, với chỉ số VNIndex tăng đến mức 1.170 điểm vào đầu năm 2007, do đó xu thế thành lập và kinh doanh hoạt động chứng khoán tăng mạnh và trở nên tất yếu.
Kể từ thời điểm đó đến nay, số lượng công ty chứng khoán tăng thêm không
nhiều, có thời điểm, trong năm tăng đến 105 công ty chứng khoán. Tuy nhiên, sau thời gian thăng trầm và sự suy giảm của thị trường, đã có nhiều công ty chứng khoán phải tạm dừng hoạt động hoặc giải thể. Ngoài ra, qua công tác tái cấu trúc công ty chứng khoán của UBCKNN, số lượng công ty chứng khoán hiện nay đã giảm xuống còn 83 công ty chứng khoán đang hoạt động, trong đó có 81 công ty là công ty chứng khoán thành viên của HOSE.
Bên cạnh tăng trưởng về sốlượng các CTCK, “biểu đồ 2.5” cho thấy tỷ lệ (%)
tăng trưởng của các CTCK trong 15 năm qua. Đáng đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng năm 2007 so với 2006 là cực mạnh, lên đến hơn 195%, từ 21 CTCK năm 2006 tăng lên 62 CTCK vào năm 2007, bởi đây là thời điểm mà chỉ số VNIndex
tăng trên mức 1.170 điểm, như đã trình bày ở trên. Từnăm 2008 đến nay, tỷ lệtăng trưởng hầu như không đáng kể và có xu hướng giảm do quá trình tái cơ cấu các
Biểu đồ 2.4: Số lượng các CTCK qua các năm
Đơn vị tính: số CTCK
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên của HOSE)
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng các CTCK qua các năm
Đơn vị tính: %
Bên cạnh tăng trưởng về sốlượng các CTCK, “biểu đồ 2.5” cho thấy tỷ lệ (%)
tăng trưởng của các CTCK trong 15 năm qua. Đáng đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng năm 2007 so với 2006 là cực mạnh, lên đến hơn 195%, từ 21 CTCK năm 2006 tăng lên 62 CTCK vào năm 2007, bởi đây là thời điểm mà chỉ số VNIndex
tăng trên mức 1.170 điểm, như đã trình bày ở trên. Từnăm 2008 đến nay, tỷ lệtăng trưởng hầu như không đáng kể và có xu hướng giảm do quá trình tái cơ cấu các
CTCK theo hướng giải thể, đóng cửa và thực hiện M&A.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Giai đoạn thăng trầm và khó khăn của thị trường cho thấy lợi nhuận của các CTCK niêm yết có nhiều biến động, đáng chú ý là những năm 2008 - 2011, tổng lợi nhuận các CTCK biến động thất thường và có xu hướng biến động theo chiều
hướng giảm trong 3 năm từ 2009 đến 2011, thâm chí lợi nhuận của các CTCK bị âm trong năm 2011. Bắt đầu từnăm 2012 đến nay, nhờ sự cải thiện của thị trường,
lợi nhuận các CTCK đã có mức tăng trưởng dương và tăng trưởng đều qua các năm.
Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận các CTCK Niêm yết 2008 - 2014
Đơn vị tính: tỷđồng
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sựtăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2006 - 2007, chỉ số VN-Index có thời điểm vượt mốc 1.170 điểm. Nhưng từ thời
điểm 2008 - 2009, cùng với sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, TTCK Việt Nam
đã bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến sự khó khăn của nhiều công ty chứng khoán.
Nhiều công ty thua lỗ nặng bị cơ quan quản lý đưa vào diện kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt do không đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính.
Trong giai đoạn thị trường phát triển nóng, hoạt động tự doanh cũng như hỗ
trợ vốn cho các nhà đầu tư quá lớn để đầu tư chứng khoán đã để lại hậu quả khá nặng nề cho nhiều công ty chứng khoán. Trong khi đó vấn đề trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, đặc biệt là dự
phòng giảm giá của cổ phiếu OTC chưa được chú trọng cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của các công ty.
Trong thời gian qua, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cũng như
việc cơ quan quản lý ban hành nhiều chính sách thắt chặt và kiểm soát thị trường chứng khoán, nhiều công ty chứng khoán có kết quả kinh doanh không mấy khả
quan, tuy có lời nhưng lại có xu hướng giảm. Điển hình là trong quý 3/2015, doanh thu và lợi nhuận một số CTCK giảm đáng kể. Tổng doanh thu của khoảng 20 công ty chứng khoán lớn đạt hơn 5.367,9 tỷđồng, giảm 8,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế9 tháng đạt hơn 1.786,3 tỷđồng, giảm 23,6% so với 9 tháng đầu năm 2014.
Một số công ty có thị phần lớn vẫn có kết quả kinh doanh khá ổn định, như Công ty Chứng khoán Sài Gòn (lãi 767 tỷ, tăng 13%), Công ty Chứng khoán Bản Việt lãi
189 tỷ, tăng 86%, Công ty Chứng khoán BIDV lãi 90 tỷ, tăng 65%, v.v….
Với việc ban hành Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài
chính quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý, tình hình tài chính của các công ty chứng khoán phần nào được cải thiện và minh bạch hơn dưới sự
giám sát chặt chẽ của UBCKNN. Theo đó, nhiều công ty có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro nhỏhơn 120% đã bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt như: CTCP Chứng
khoán Cao su, CTCP Chứng khoán Vina, CTCP Chứng khoán Đà Nẵng, CTCP
được tăng cường, phần nào đảm bảo được niềm tin và quyền lợi cho nhà đầu tư, tạo sự bền vững cho thị trường cũng như hoạt động hiệu quả và an toàn của các công ty chứng khoán.
Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định về
nhóm chỉ tiêu an toàn tài chính như sau:
- Nhóm 1- nhóm bình thường: bao gồm các công ty có tỷ lệ vốn khả
dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ lũy kếdưới 30% vốn điều lệ.
- Nhóm 2 - nhóm kiểm soát: bao gồm các công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 120% đến dưới 150%, lỗ lũy kế từ30% đến 50% vốn điều lệ.
- Nhóm 3 - nhóm kiểm soát đặc biệt: bao gồm các công ty chứng khoán có tỷ
lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ.
2.1.3.3. Quản trị điều hành
Từ thời điểm suy giảm của TTCK cùng với năng lực quản trị yếu kém của các công ty chứng khoán đã buộc các công ty nhỏ không đủ công nghệ, tài chính, nhân lực phải nhường lại sân chơi cho những công ty mạnh hơn. Khảnăng quản trị điều hành tốt hay kém chủ yếu xuất phát từ khâu kiểm soát rủi ro, thực hiện các quy tắc
đạo đức nghề nghiệp, cũng như tránh xungđột lợi ích với khách hàng.
Kiểm soát rủi ro
Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất của các công ty chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng. Lạm dụng đòn bẩy tài chính, cung cấp tín dụng cho nhà đầu
tư mua chứng khoán vượt quá ngưỡng kiểm soát rủi ro đã trở thành vấn nạn của thị trường, công tác quản trị rủi ro hầu như chưa được chú trọng. Khi thị trường bất ổn sẽảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà đầu tư đang sử dụng đòn bẩy tài chính, do đo, điều này sẽlàm gia tăng rủi ro cho hoạt động của công ty.
Thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Trong công tác quản trị của công ty chứng khoán, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp còn lỏng lẻo đã gây nên nhiều sai phạm trong việc hành nghề chứng khoán.
trình giao dịch. Việc chưa tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công ty chứng khoán vẫn còn phổ biến trên thị trường và bị khách hàng khiếu nại về
việc lạm dụng tài khoản. Ngoài ra, có không ít trường hợp dư luận dị nghị về công ty chứng khoán thổi phồng tình hình lợi nhuận và kinh doanh để thu hút khách hàng.
Tránh xung đột lợi ích với khách hàng
Đối với tài sản khách hàng, một số công ty chứng khoán chưa thực hiện việc tách biệt được tài sản của mình với tài sản của các khách hàng cũng như chưa thực hiện đúng các nguyên tắc ưu tiên trong thực hiện lệnh của khách hàng. Mặc dù quy
định được UBCKNN ban hành từ năm 2007, nhưng không nhiều công ty thực hiện
quy định này. Vì thế đã xảy ra tình trạng công ty chứng khoán lạm dụng tiền của nhà đầu tư này để cho nhà đầu tư khác vay mua chứng khoán đã dẫn đến việc khiếu nại của khách hàng như các trường hợp trên.
Tăng cường năng lực quản trị công ty là một trong những việc cần thiết của công ty chứng khoán nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo môi trường lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, duy trì và mở rộng cơ sở khách hàng trong những giai
đoạn khó khăn. Theo các cam kết WTO, đến tháng 1/2012, Chính phủ Việt Nam chính thức mở cửa thị trường chứng khoán cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Tự do cạnh tranh với các đối tác nước ngoài có nhiều tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại và có khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là một thách thức lớn đối với các công ty chứng khoán trong nước hiện nay. Điều này đã tạo nhiều áp lực cho công tác quản trị đối với lãnh đạo các CTCK.
2.1.3.4. Sản phẩm dịch vụ và thị phần kinh doanh
Thời kỳ tăng trưởng mạnh của TTCK những năm 2006 – 2007 cũng như giai
đoạn ổn định trở lại từnăm 2012 sau những thăng trầm, nhiều công ty chứng khoán
đã mạnh tay cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng đầu tư thông qua
nghiệp vụ môi giới như: ứng trước tiền bán, giao dịch ký quỹ, cầm cố chứng khoán, các dịch vụ hỗ trợ tài chính khác. Đây là những sản phẩm mà hầu hết các CTCK
Đến năm 2011, sản phẩm giao dịch ký quỹ chính thức được phép cung cấp cho
khách hàng theo Quyết định số637/QĐ-UBCK ngày 30/08/2011 của UBCKNN và
được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số90/QĐ-UBCK ngày 08/01/2013. Kể từđó đến nay, sản phẩm dịch dịch vụ các CTCK hầu như không có sự thay đổi về tính chất của các dịch vụ, mà chỉ là sựthay đổi về hình thức hay cách gọi tên của những sản phẩm dịch vụ mà các CTCK cung cấp. Đồng thời, để có thể cung cấp được dịch vụ cho khách hàng, các CTCK còn tùy thuộc vào năng lực tài chính của mình, nhất
là đối với các dịch vụcó liên quan đến việc hỗ trợ tài chính cho khách hàng.
Với sự cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường, nhiều công ty đã đẩy mạnh