chứng khoán
Kết quả kinh doanh của các CTCK trong thời kỳ khó khăn, khủng hoảng cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý đã tăng mạnh, trong khi hầu hết doanh thu lại suy giảm nghiêm trọng, không đủ để bù đắp chi phí. Các chỉ tiêu an toàn tài chính của công ty đạt ở mức thấp, không đáp ứng theo các quy định hiện hành. Một số công ty chưa có đủ mức vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng, chiếm khoảng 60% nên chưa thể cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
như: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành vàtư vấn đầu tư chứng khoán.
Nhiều CTCK đã lạm dụng vốn nhàn rỗi của khách hàng trong việc cung cấp
đòn bẩy tài chính một cách thái quá, đến khi thị trường xuống dốc, các nhà đầu tư
này bị thâm hụt vốn đầu tư, hoặc không có khảnăng bù đắp, dẫn đến hoạt động của các công ty chứng khoán gặp nhiều rủi ro, mất thanh khoản tạm thời, điển hình như
trường hợp của CTCK SME. Trong những năm gần đây, hệ số nợ trung bình của
các CTCK được duy trì dưới mức 0,65. Khi Thông tư 226/2010/TT-BTC có hiệu lực từ tháng 4/2011 thì trong năm đầu tiên, có đến 12 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng
dưới 180%. Trong sốđó, có 5 CTCK có tỷ lệ này ở dưới mức dưới 120% - mức có thể bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Đến năm 2013, số lượng CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180% là 7 công ty, trong đó CTCK Artex (ART) với tỷ lệ an toàn vốn khả dụng chỉcó 48%, dưới mức quy định 120%, đã rơi vào tình trạng kiểm soát
đặc biệt.
Bảng 2.4: Tỷ lệ an toàn tài chính của một số CTCK
Đơn vị tính: triệu đồng
Để cải thiện tình hình khó khăn trên, việc từng bước đẩy mạnh hoạt động M&A đã được một số công ty chứng khoán quan tâm hơn, như CTCK Sen Vàng có
kế hoạch sáp nhập với CTCK APEC, CTCK Quốc tế Việt Nam (VIS) hợp nhất với
CTCK Đại Tây Dương (OSC), CTCK Phương Đông (ORS) cũng lên kế hoạch sáp
nhập với một công ty chứng khoán khác. Các công ty chứng khoán khi tiến hành M&A sẽ góp phần hỗ trợ tích cực lẫn nhau qua các lợi thế mà mỗi bên có được.
Mạng lưới hoạt động, hay lợi thế từ những mối quan hệ của những cổ đông lớn sẽ
tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh khi các công ty tiến hành M&A. Bên cạnh đó, một số công ty với tình hình kinh doanh đang có chiều hướng
cải thiện đáng kể, cũng sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển sau này. Nhờ vậy, thì hình ảnh và thương hiệu của công ty sau M&A sẽ dần có vị trí trên thị trường, cải thiện tình hình kinh doanh và nâng dần mức vốn điều lệ cũng như tỷ lệ
vốn khả dụng, đảm bảo an toàn tài chính.