Giai đoạn 2008 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 59 - 62)

Những bất cập và khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi đi

vào hoạt động năm 2000 cũng như ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu từnăm

2008 đã bộc lộ rõ nét hơn qua kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán và sự sụt giảm của thị trường. Nếu như năm 2008, tổng lỗ của các CTCK là khoảng 1.000 tỷ đồng, thì đến năm 2011 tổng mức lỗ tính chung là khoảng 2.000 tỷ đồng,

trong đó khối các công ty chứng khoán đang niêm yết là lỗ hơn 1.408 tỷ đồng. Tỷ

suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của phần lớn các CTCK đều âm. Một số Công ty có lãi thì mức lãi cũng giảm đến 60%-90%.

Biểu đồ 2.9: Doanh thu các CTCK niêm yết năm 2008 - 2011

Biểu đồ 2.10: Lợi nhuận các CTCK niêm yết năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: tỷđồng

(Nguồn: tổng hợp từ BCTC các CTCK và dữ liệu StoxPlus)

Trong giai đoạn 2008 – 2011 được xem là thời kỳ khó khăn của các công ty chứng khoán. Hầu hết những công ty lỗ lớn đều có tỷ trọng hoạt động tự doanh cao, phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán nhiều, với 3 công ty đã thua lỗ2 năm

liên tiếp 2010-2011 là CTCK Bảo Việt (BVS), CTCK Hải Phòng (HPC), CTCK Sao Việt (SVS) và 9 công ty thua lỗ3 năm liên tiếp từ 2008 – 2010. Trong khi đó,

kết thúc năm 2010 có 24 công ty chứng khoán đã báo lỗ với tổng mức lỗ là 574 tỷ đồng. Một số công ty có lợi nhuận nhưng vẫn chưa thể bù đắp được khoản lỗ nặng nề từnăm 2008.

Bảng 2.2: Các công ty thua lỗ 3 năm liên tiếp từ 2008 – 2010

Biểu đồ 2.11:Tỷ trọng lỗ của các CTCK thua lỗ 3 năm liên tiếp từ 2008 - 2010

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(Nguồn:Cafef.vn) [5]

Bảng 2.3: Các công ty chứng khoán báo lỗ năm 2010

Lỗ lũy kế tăng và kéo dài sẽ dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm dần và bị âm.

Trước tình hình khó khăn trên, làn sóng M&A cũng dần bắt đầu xuất hiện qua hình thức tham gia góp vốn mua cổ phần, hợp tác chiến lược của các đối tác tiềm năng

có tiềm lực tài chính như: CTCK Gia Quyền (EPS) được CTCK KIS của Hàn Quốc

góp 49%, tăng vốn điều lệ từ 135 tỷ lên 236,6 tỷđồng và đổi tên thành CTCK KIS Việt Nam; CTCK Miền Nam được Ngân hàng Phương Nam góp vốn và đổi tên

thành CTCK Phương Nam, chiếm hơn 70% vốn điều lệ; CTCK Standard được

Ngân hàng Maritime Bank góp vốn và đổi tên thành CTCK Maritime Bank, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động hợp nhất, sáp nhập (ma) công ty chứng khoán tại việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)