Luật của Pháp

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 117 - 119)

3.1. Lý thuyết về nguyên nhân của nghĩa vụ4

Luật của Pháp không có quan niệm nào tương tự như quan niệm về VĐĐ trong luật của Anh. Để đánh giá hiệu lực của một cam kết, người Pháp dựa vào lý thuyết về nguyên nhân của nghĩa vụ (cause de l’obligation). Luật học của Pháp phân biệt nguyên nhân của nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ kết ước và nguyên nhân của chính sự kết ước đó.

Nguyên nhân của nghĩa vụ trong quan hệ kết ước. Nguyên nhân ấy được hiểu như là mục đích mà bên có nghĩa vụ muốn đạt tới khi giao kết hợp đồng. Mục đích, về phần mình, được hình dung một cách trừu tượng, tách biệt với nhân thân, hoàn cảnh cụ thể của bên kết ước và trở nên hoàn toàn giống nhau đối với tất cả các hợp đồng cùng loại. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán, người mua có nghĩa vụ trả tiền mua vì nghĩa vụ đó cần thiết cho việc phát sinh hiệu lực của nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản của người bán. Khi xác định nguyên nhân của nghĩa vụ trong quan hệ kết ước, người ta không tự hỏi tại sao người mua muốn mua tài sản: câu hỏi đó liên quan đến động cơ mua bán và được xem xét trong khuôn khổ tìm hiểu nguyên nhân của quan hệ kết ước.

Trong trường hợp hợp đồng đơn vụ, không thể xác định nguyên nhân của nghĩa vụ bằng cách dựa vào nghĩa vụ đối ứng, vì nghĩa vụ đối ứng không tồn tại. Người Pháp nói rằng nguyên nhân của nghĩa vụ trong trường hợp này nằm ngay tại cơ sở của hợp đồng. Trong hợp đồng bảo lãnh, nguyên nhân của nghĩa vụ

(5) Tập hợp án lệ Dalloz, Nxb Dalloz, Paris, 1989, chuyên mục I.R, số 286.

bảo lãnh là sự tồn tại của món nợ được bảo đảm. Trong hợp đồng vay mượn, nguyên nhân của nghĩa vụ giao trả tài sản vay mượn gắn với việc chuyển giao tài sản vay mượn: người vay mượn phải giao trả tài sản vay mượn chỉ vì đã nhận tài sản vay mượn,... trừ trường hợp chứng minh được rằng mình đã tiếp nhận tài sản trong khuôn khổ một hợp đồng tặng cho. Cũng nên lưu ý rằng, hợp đồng vay tài sản trong luật của Pháp, khác so với luật Việt Nam, là một hợp đồng thực tại và do đó là hợp đồng đơn vụ: người cho vay không có nghĩa vụ chuyển giao tài sản vay cho người vay, bởi hợp đồng được giao kết chính bằng việc chuyển giao tài sản từ người cho vay sang người vay.

Một cách ngoại lệ, trong trường hợp hợp đồng tặng cho, tính chất không có đền bù của hợp đồng khiến người ta phải đi tìm nguyên nhân của nghĩa vụ trong lý do, động cơ thôi thúc người tặng cho đi đến quyết định tặng cho của mình. Hệ quả: nếu động cơ tặng cho hình thành như là kết quả của sự ngộ nhận, thì hợp đồng tặng cho vô hiệu do nghĩa vụ tặng cho không có nguyên nhân. Một người tặng cho người khác một tài sản vì ngỡ rằng người sau này đã cứu mạng mình; thực ra, người được tặng cho không cứu mạng người tặng cho; hợp đồng tặng cho vô hiệu vì không có nguyên nhân.

Nguyên nhân của sự kết ước. Sự phân biệt giữa nguyên nhân của nghĩa vụ kết ước và nguyên của chính sự kết ước đó được án lệ Pháp trực tiếp đề cập nhân giải quyết tranh chấp liên quan đến một hợp đồng mua bán. Theo Toà Phá án5, nếu nguyên nhân của nghĩa vụ (trả tiền) của người mua chính là sự chuyển quyền sở hữu và chuyển giao tài sản bán, thì nguyên nhân của hợp đồng mua bán chính là yếu tố đã thúc đẩy người mua đi giao kết, là cái mà thiếu nó, thì người mua đã không chấp nhận giao kết. Nói khác đi, nguyên nhân của sự kết ước là lý do, động cơ bên trong thôi thúc một bên đi đến chỗ giao kết hợp đồng với bên kia. Đó là mục tiêu mà một bên nhắm tới

khi tham gia quan hệ kết ước. Chẳng hạn, mua một chiếc ô tô, vì cần có ô tô để di chuyển; mua một cái nhà, vì cần có nhà để ở, để làm ăn, mua bán,…

Khi xem xét nguyên nhân của sự kết ước, người Pháp đặt và giải quyết hai vấn đề: sự tồn tại của nguyên nhân đó và tính hợp pháp của nó.

1. Thực ra, luật của Pháp không chủ trương về sự cần thiết của việc kiểm tra sự tồn tại của nguyên nhân của sự kết ước. Một người mua nhà tại một thành phố chỉ vì tin rằng mình sắp được bổ nhiệm vào một chức vụ tại thành phố đó; việc bổ nhiệm không thành, hợp đồng mua bán nhà không vì thế mà có thể bị tuyên bố vô hiệu.

Cá biệt trong trường hợp có nhiều hợp đồng gắn chặt với nhau và hợp đồng này là lý do, động cơ của hợp đồng khác, thì sự vô hiệu, huỷ bỏ hoặc bất thành của một hợp đồng có thể dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng còn lại. Một người mua một phần mềm chỉ vì sự thành công của dự án mua máy vi tính; nếu hợp đồng mua máy vi tính bị tuyên bố vô hiệu, bị huỷ bỏ, thì hợp đồng mua phần mềm cũng bị vô hiệu hoá vì không có nguyên nhân. Tuy nhiên, để có sự gắn chặt giữa các hợp đồng theo cách đó, các bên không chỉ phải biết về sự tồn tại của các hợp đồng trong mối quan hệ gắn bó đó, mà còn phải chấp nhận thiết lập sự ràng buộc lẫn nhau giữa các cam kết trong các hợp đồng khác nhau.

2. Trái lại, luật của Pháp có những quy tắc chặt chẽ nhằm kiểm tra tính hợp pháp của nguyên nhân kết ước. Các quy tắc ấy được xây dựng dựa theo hai tiêu chí lớn - trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục. Luật của Pháp nói rằng, khi hợp đồng có một nguyên nhân phi pháp hoặc phi đạo đức, thì hợp đồng phải bị tuyên bố vô hiệu.

- Trường hợp hợp đồng không có đền bù. Có thể hình dung: tặng cho một tài sản như một hình thức biểu lộ sự cám ơn đối với một đối thủ đã bỏ cuộc trong một cuộc tranh tài

(6) Theo Điều luật này, thì người bán có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do phải chịu thiệt hại, trong trường hợp giá bán được thoả thuận thấp hơn 7/12 so với giá thị trường tại thời điểm bán. Điều luật này có nguồn gốc từ luật La Mã. Cả tỷ lệ 7/12 cũng là của luật La Mã, được giữ nguyên cho đến bây giờ.

NHẬN DạNG LợI íCH GắN VớI NGHĩA VỤ TRONG QUAN Hệ KẾT ướC - KINH NGHIệM CủA ANH VÀ PHÁP

thể thao hoặc đối với một người thực hiện cho mình một công việc thuộc chức trách của người đó (hối lộ). Nói chung, các trường hợp mà trong đó nguyên nhân của một hợp đồng không có đền bù bị coi là bất chính hoặc phi đạo đức rất đa dạng và việc đánh giá tuỳ thuộc vào thẩm phán. Một hợp đồng tặng cho giữa hai người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giao kết do sự thôi thúc của một bổn phận hỗ trợ, giúp đỡ mang tính đạo đức sẽ có giá trị; nhưng một hợp đồng tặng cho giữa hai người đó mà được giao kết chỉ nhằm mục đích thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ chung sống như vợ chồng có thể bị tuyên bố vô hiệu, vì mục đích của hợp đồng trái với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kết hôn của con người.

- Trường hợp hợp đồng có đền bù. Có người mua một căn nhà để tổ chức mại dâm, mua một chiếc xe để làm phương tiện vận chuyển ma tuý; một người vay một số tiền để đi đánh bạc... Những hợp đồng đó được coi là có nguyên nhân phi pháp hoặc phi đạo đức. Đặc biệt, việc một người gửi giữ một tài sản có được do trộm hoặc cướp, nhằm giấu giếm tài sản khỏi sự truy tầm, cũng khiến cho hợp đồng (gửi giữ) có một nguyên nhân phi pháp. Tuy nhiên, để có thể yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng do có nguyên nhân phi pháp hoặc phi đạo đức, điều quan trọng là các bên giao kết phải biết rõ nguyên nhân đó: một người nhận gửi giữ một chiếc xe hơi bị cướp mà không hay biết gì về vụ cướp, hợp đồng gửi giữ không thể bị tuyên bố vô hiệu chỉ vì tài sản gửi giữ là tài sản bị cướp.

Khi tất cả các điều kiện mà pháp luật đòi hỏi đều có đủ, bất kỳ người nào cũng có thể yêu cầu tuyên bố vô hiệu một hợp đồng do có nguyên nhân phi pháp hoặc phi đạo đức.

2.2. Nguyên nhân của nghĩa vụ và lợi ích của bên kết ước của bên kết ước

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Do không có lý thuyết về VĐĐ, luật của Pháp

thừa nhận rằng một người có thể giao kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Theo Bộ luật Dân sự Pháp Điều 1121, một hợp đồng có thể được xác lập vì lợi ích của một người thứ ba và người này có các quyền trực tiếp, phát sinh từ hợp đồng, đối với người cam kết vì lợi ích của mình theo hợp đồng đó. Ví dụ điển hình về kỹ thuật giao kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là các hợp đồng bảo hiểm nhân mạng: người thụ hưởng, theo hợp đồng giao kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, có thể trực tiếp yêu cầu buộc người bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho mình sau khi người được bảo hiểm chết.

Thiệt hại cho bên kết ước. Nguyên nhân của nghĩa vụ không phải là một lợi ích định giá được bằng tiền dùng để đánh đổi nghĩa vụ của bên kết ước. Nhưng nếu, trong một hợp đồng song vụ, nghĩa vụ của một bên tỏ ra quá khiêm tốn về giá trị kinh tế, đến mức không thể coi việc đặt nghĩa vụ đó đối ứng với nghĩa vụ của bên kia là nghiêm túc, thì hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu, ví dụ, bán một vật có giá trị cao chỉ với một đồng Franc (nay là một Euro). Luật của Pháp còn có quy định cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự mất cân đối quá đáng về giá trị kinh tế giữa hai nghĩa vụ đối ứng trong hợp đồng song vụ, dù giá trị kinh tế của cả hai nghĩa vụ đều lớn; tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng cho trường hợp mua bán bất động sản (Bộ luật Dân sự Pháp Điều 1674)6.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)