Nhóm các điều kiện của bản thân đại biểu

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 53 - 54)

nên không muốn Quốc hội sử dụng các “phép thử” để phơi bày sự yếu kém.

Chúng tôi cho rằng, cải tiến và thực hiện cho bằng được việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ giúp cho điều luật không “nằm chết trên giấy” mà sẽ có sức sống trong thực tiễn. Quan trọng hơn, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước sẽ được nâng lên, kết quả thực hiện nhiệm vụ sẽ tốt lên.

2. Nhóm các điều kiện của bản thân đại biểu biểu

ĐBQH phải là người hội đủ các tiêu chuẩn được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, sự cách biệt về trình độ giữa các đại biểu là không nhỏ; bản lĩnh của mỗi đại biểu lại càng khác xa nhau. Mặt khác, như người xưa đã tổng kết “nhân vô thập toàn”, một người dù giỏi giang, thông minh thế nào đi chăng nữa cũng chỉ có thể biết được vài ba lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, không thể mọi việc trên đời đều tường tận tất cả. Trong khi đó, công việc của Quốc hội phải bao quát toàn bộ hoạt động của xã hội và các ĐBQH đều phải tham gia.

Trước hết, nói về trình độ học vấn. Nếu chỉ xét về con số thống kê thì trong các khóa Quốc hội gần đây, trình độ học vấn của các ĐBQH đã tiến bộ vượt bậc. Khóa XI có 93,37% số đại biểu có trình độ đại học trở lên, khóa XII là 95,96%, khóa XIII lên tới 98,20% (chỉ còn 09 đại biểu, bằng 1,80%, là có trình độ cao đẳng, trung học), trong số 98,20% thì số ĐBQH có trình độ học vấn trên đại học chiếm tới 45,8%. Trình độ học vấn cao của đại biểu là một thuận lợi quan trọng cho Quốc hội trong hoạt động. Tuy nhiên, là cơ quan lập pháp nên Quốc hội cũng cần lưu ý đến một số loại tri thức thiết

yếu trong vốn trình độ học vấn của ĐBQH. Có ba loại kiến thức chủ yếu, nhất thiết ĐBQH phải có. Đó là kiến thức pháp luật (gồm cả nội dung các ngành luật và kỹ thuật lập pháp); các loại kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, chuyên lĩnh vực; và kiến thức ngữ văn. Đương nhiên không thể đòi hỏi mỗi đại biểu phải có tất cả các thứ đó, thực tế trong nhiều khóa không có ai toàn năng như thế. Nhưng “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Do vậy, trong cơ cấu đại biểu, nên có tỷ lệ hợp lý cho các mảng tri thức này từ những người tham gia Quốc hội. Nghiên cứu danh sách ĐBQH khóa XIII chúng tôi thấy, trong cơ cấu đã khá đầy đủ các ĐBQH đại diện cho từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Hầu như tất cả đại biểu đều có ít nhất một chuyên môn, nghiệp vụ. Đại biểu có chuyên môn ngữ văn cũng không thiếu. Riêng đại biểu có chuyên môn luật pháp đều tăng lên rõ rệt qua các khóa (khóa IX chỉ có 5,31% số đại biểu có chuyên môn luật; khóa X là 14,44%; khóa XI lên 19,68%; khóa XII tăng nhanh, lên tới 30,12% và khóa XIII là 30,60%). Đó là mảng trí tuệ rất đáng trân trọng của Quốc hội. Vấn đề đặt ra ở đây là, trong quá trình làm nhiệm vụ, các ĐBQH phải biết phối hợp, trao đổi, đồng thời phải tiếp tục học tập, làm sâu sắc thêm chuyên môn đã có, mở rộng tầm hiểu biết sang các chuyên môn khác, nâng cao kỹ năng sử dụng kiến thức để có thể đóng góp ngày càng nhiều cho Quốc hội.

Điều đáng bàn hiện nay là về bản lĩnh của ĐBQH. ĐBQH có tri thức, trí tuệ, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ... nhưng nếu thiếu bản lĩnh thì cũng khó phát huy được khả năng của mình cho công việc chung. Có khá nhiều việc liên quan đến bản lĩnh đại biểu, nhưng chúng tôi chỉ xin nêu lên một vài hiện trạng cần khắc phục sớm. Một là, trong xây dựng luật vẫn có tình trạng bộ, ngành trình dự án luật thì ĐBQH công tác trong bộ, ngành đó luôn cố biện hộ, bảo vệ lợi ích riêng cho bộ, ngành mình; rộng hơn nữa là giữ phần thuận lợi cho quản lý, điều hành, đẩy khó khăn về cho người thực hiện, cho đối tượng do luật điều chỉnh. Hai là, trong

(2) Xem cụ thể các Điều 37, 39, 40, 41, 42, 43, 44 trong Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH.

thảo luận ngân sách, kinh tế - xã hội (một hình thức giám sát tại kỳ họp), rất hiếm ĐBQH là Bộ trưởng, Thứ trưởng, hay Trưởng đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nói lên những yếu kém của Chính phủ, trong khi các đại biểu đó hiểu đến “chân tơ kẽ tóc”, đến “ngóc ngách” của các khuyết điểm. Lý do là vì ngại va chạm đến lợi ích (cả công và tư). Thậm chí có đại biểu (không giữ các chức danh quản lý) khi phát biểu cũng bị Trưởng đoàn nhắc nhở, dè chừng khi nói những vấn đề “nhạy cảm”! Thực tế cũng đã xảy ra tình trạng, sau khi một ĐBQH phát biểu, có Bộ đã gọi điện về cho lãnh đạo địa phương của ĐBQH đó than phiền, rồi khi hết nhiệm kỳ, đại biểu đó đã phải chuyển công tác.

Hai việc này sẽ không tái diễn, nếu ĐBQH có bản lĩnh, dám nói lên tiếng nói chính đáng của cử tri gửi gắm. Đồng thời, các cơ quan hành pháp phải thực sự công minh, chính trực, không vì đại biểu phát biểu thẳng thắn, xây dựng mà trù úm, làm khó dễ cho các ĐBQH, các địa phương, cho Bộ, ngành khác.

Vấn đề rèn luyện bản lĩnh, mỗi ĐBQH phải tự xác định, đó cũng là “thước đo” sự chân thành, tính trung thực và mức độ tiến bộ của mỗi ĐBQH. Đây là việc không dễ, nhưng đã là đại biểu của dân thì phải thực hiện cho được.

Nhân đây cũng xin được nói thêm, tiêu chuẩn để lựa chọn ĐBQH cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho đầy đủ hơn. Theo chúng tôi, rất cần phải xem xét động cơ tham gia Quốc hội của các ứng cử viên (xem có trong sáng, có vì nước vì dân không, hay chỉ vì mục đích cá nhân) nhằm góp phần bảo đảm cho chất lượng đại biểu ngày một cao hơn.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)