Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 110)

pháp của nhà đầu tư

Có thể nói, TTCK tồn tại được là nhờ hoạt động đầu tư dưới hình thức mua bán chứng khoán của các tổ chức, cá nhân. Các quan hệ phát sinh trong hoạt động ĐTCK là một dạng quan hệ pháp luật đặc biệt vì được pháp luật về chứng khoán và TTCK điều chỉnh. Do vậy, NĐT tham gia quan hệ này với tư cách là chủ thể độc lập được pháp luật quy định có những quyền, lợi ích và nghĩa vụ nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT rất đa dạng tùy thuộc vào loại chứng khoán mà họ nắm giữ như quyền được sở hữu chứng khoán, quyền phát sinh từ tư cách sở hữu chứng khoán (ví dụ, nắm giữ cổ phiếu NĐT có tư cách của đồng chủ sở hữu trong CTCP, nắm giữ trái phiếu NĐT có tư cách của một chủ nợ trong mối quan hệ với tổ chức phát hành), quyền được cung cấp thông tin, quyền tham gia giao dịch chứng khoán… Bên cạnh các quyền nêu trên, NĐT còn được hưởng các lợi ích do việc nắm giữ chứng khoán mang lại như: hưởng cổ tức, lãi suất, hưởng chênh lệch giá, hưởng các dịch vụ phụ trợ

trên thị trường… Như vậy, khi NĐT tham gia ĐTCK thì mục đích cơ bản nhất là được hưởng các quyền và lợi ích nêu trên. Cho nên, nếu các quyền và lợi ích hợp pháp không được pháp luật bảo vệ hoặc thiếu cơ chế để họ tự bảo vệ thì động cơ đầu tư của họ sẽ không còn. Từ đó, các NĐT sẽ mất niềm tin và sẽ chọn các kênh đầu tư khác. Điều đó cũng có nghĩa là, một TTCK chỉ có thể đứng vững khi có lòng tin nơi các NĐT và thị trường bị lệ thuộc vào lòng tin ấy. Đối với NĐT, vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh từ hoạt động ĐTCK là rất quan trọng. Đó chính là niềm tin và sự kỳ vọng trước khi họ đầu tư. Mặt khác, các NĐT cần có sự bảo vệ từ phía Nhà nước và pháp luật là những NĐT không chuyên nghiệp chiếm đa số trên thị trường. Chính họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do các hành vi vi phạm của các chủ thể khác như tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, CTCK, nhà NĐT chuyên nghiệp… do trình độ chuyên môn và sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Do vậy mà pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐTCK mới có những quy định cấm một số hành vi như mua bán nội gián, lũng đoạn thị

trường, công bố thông tin sai sự thật15… để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Các phân tích trên đây cho thấy, việc pháp luật ghi nhận và có các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NĐT là một trong những điều kiện tiên quyết để TTCK tồn tại và phát triển. Chỉ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT được pháp luật bảo vệ thì TTCK mới thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cũng tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-So-1-2--2012- (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)